Page 335 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 335
nên kết thúc ở chỗ hồn Trương Ba chết, anh hàng thịt chết, cu Tị chết, nhưng Lưu
Quang Vũ rốt cuộc cũng không thể nào thoát ra được cái bóng cổ tích, bằng cách
để hồn Trương Ba thuyết phục Đế Thích cho cu Tị sống lại. Với hồn Trương Ba
đấy là việc làm đúng. Và Đê Thích vốn dĩ và luôn là một ông tiên sống trên trời, xa
ròi thực tiễn trần gian nên đã làm theo lời hồn Trương Ba, trả hồn lại cho cu Tị.
Hồn Trương Ba trong hành động này đã trở thành tiên Đế Thích. Không biết liệu
cu Tị có rơi vào bi kịch như cách của hồn Trương Ba hay không?
3. Ngôn ngữ kịch hay những tiếng nói đa âm
Xét từ khía cạnh tính chất của ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ của vở kịch có
hai dạng chính. Một là ngôn ngữ khước fửvà hai là ngôn ngữ dụ dỗ. Xung đột kịch
được triển khai trên mạch đối thoại của hai kiểu ngôn từ này. Hồn Trương Ba nói
tiếng nói khước từ. Những người trong gia đình hồn Trương Ba cũng nói tiếng nói
khước từ. Còn lại từ Đế Thích đến xác hàng thịt đều nói theo lối dụ dỗ. Điểm đáng
lưu ý là cả hai kiểu tiếng nói này đều xuất phát từ lợi ích bản thân nhân vật.
Hồn Trương Ba khước từ xác hàng thịt là để giữ sự cao cả của tinh thần: “Ta
vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”.
Hồn Trương Ba khước từ sự sống do Đế Thích ban cho là vì: “Không thể bên
trong một một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tòi toàn vẹn” .
Và cũng vì Đế Thích giúp hồn Trương Ba không phải hoàn toàn hồn nhiên mà
có mục đích. Trước hết là vì các tiên trên trời sai nên ông ta cố sửa sai và nếu hồn
Trương Ba chết đi thì ý nghĩa sống của ông ta với tư cách là một tiên cờ vô địch sẽ
không còn ai biết đến nữa: “Nhờ ông đánh cờ với tòi, người trên trời dưới đất mới
biết tôi cao cờ như thê nào! Ngoài ông ra, không ai dám đọ cờ với tôi. ông chính là
lẽ tồn tại của tôi”.
Hồn Trương Ba không chấp nhận luận thuyết đó và khẳng định nếu như có còn
sống, thì hồn cũng sẽ không đánh cờ với Đê Thích nữa: “Đánh cờ với ông chán lắm!
Không có gì chán bằng đánh cờ với tiên!”. Quả là một chân lí! Có nhiều người biết
nhưng thật hiếm người có đủ can đảm để nói ra.
Ngôn ngữ kịch luôn có xu hướng đi vào chiều sâu của triết lí. Những triết lí có
tính gợi mở, tính hạ bệ, lột mặt nạ, giải thiêng thần thánh mà mục đích cuối cùng
của nó là nhằm tôn vinh con người với những khát vọng, mơ ước rất đời thường.
Tính chất giải thiêng này là sản phẩm của tư duy hậu hiện đại. Có thể Lưư Quang
Vũ chưa tiếp cận với lí thuyết những bằng trực cảm thiên tài của một nhà văn, ông
đã đi đúng con đường văn chương nhân loại lựa chọn.
Trong truyện dân gian, cốt truyện hồn Trương Ba còn hàm chứa tiếng cười.
334