Page 324 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 324
một chút. Nhưng có chọc, có ghẹo cũng cốt là để hiểu hơn về đời, bao dung hơn
với người chứ không phải để than vãn, hờn dỗi theo kiểu “anh hùng bĩ vận”. Với
ông, thời nào có người của thời ấy. Giờ đây, ông thấy việc lộn trái mình để phân
tích, mổ xẻ cũng là một khoái thú thẩm mĩ. Mà xem ra, chỉ nội cái tôi riêng tư ấy
cũng khối chuyện, cả đời chắc gì đã hiểu hết nó. Rồi bất ngờ ông rẽ vào Hà Nội -
Hà Nội trong mắt tôi. Vâng, đã có riêng một Hà Nội của Nguyễn Khải chứ không
phải là Hà Nội của Nguyễn Tuân, Tò Hoài, Thạch Lam hay bất kì ai khác. Hà Nội,
nơi Nguyễn Khải có lắm người thân nhưng có thời dường như hơi xa lạ. Nay ông đã
hiểu về họ khác hơn, nhân hậu hơn. Trong xè rí truyện về đất kinh kì, Một người
Hà Nội là truyện ngắn được nhiều người nhớ. Nhớ vì Nguyễn Khải đã làm hiện lên
một cách thật sinh động chất Hà Nội trong chính những con người Hà Nội bình
thường nhất. Nhớ vì cái duyên kể linh hoạt và hấp dẫn của ông. Nhớ vì trong người
có ta, chuyện của người cũng là chuyện của mình... Ị
2. Nguyễn Khải thường không quá để tâm về cách tổ chức tình huống, cách
xây dựng cốt truyện như ta vẫn thường thấy ở nhiều cây truyện ngắn khác. Mạch
truyện của ông thường “lỏng”, nhiều khi nó chỉ tựa vào sự đuổi bắt ý nghĩ của các
nhân vật và người kể chuyện. Sự chặt chẽ trong văn Nguyễn Khải chủ yếu thể
hiện ở đường dây nối kết các suy tư nằm ở bên trong. Nhưng nhờ thế mà ông có
điều kiện rọi sâu vào đời sống nội tâm của họ, phân tích tâm lí và dòng ý thức của
nhân vật một cách sắc nét. Nói đúng hơn, Nguyễn Khải là cây bút có thiên hướng
miêu tả tâm lí, miêu tả tư tưởng nhân vật. Vì thế, các đoạn đối thoại của ông bao
giờ cũng sắc sảo, ngôn ngữ đối thoại đầy góc cạnh, giàu cá tính. Cô Hiền trong
truyện ngắn này là một nhân vật được ‘1ạo tác” theo “quy trình” như thế.
Để bảo đảm tính khách quan của câu chuyện, nhà văn bắt đầu bằng việc
thuyết minh quan hệ: “Chúng tôi gọi là cô, cô Hiền, là chị em đôi con dì ruột với
mẹ già tôi” . Bạn đọc hãy tin rằng, chuyện về cô Hiền là có thật. Đó là lối mở truyện
đầy tự tin của một cao thủ trong nghề, nhất là khi người kể chuyện xuất hiện ở ngôi
thứ nhất và nhà văn cố ý tạo ra sự mập mờ giữa một người kể “xa lạ” và tác giả
qua cách nói “anh Khải”, “đồng chí Khải”. Người kể chuyện không đóng vai quan
sát thuần túy mà anh ta tham gia vào câu chuyện, trò chuyện cùng nhân vật, suy
ngẫm về người Hà Nội qua các nhân vật của mình. Đó cũng là một hình thức
nhằm tạo nên tính đa thanh trong truyện ngắn theo cách riêng của Nguyễn Khải.
Mặc dù toàn bộ câu chuyện được tái hiện qua điểm nhìn của người kể chuyện
nhưng người đọc vẫn nhận thấy có sự xuất hiện của hai trường nhìn: trường của
‘lôi” và trường nhìn của nhân vật. Trường nhìn của ‘1ôi” không áp chế trường nhìn
của nhân vật và điều đó đã đem đến tính dân chủ trong các màn đối thoại do nhà
323