Page 325 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 325

văn thiết tạo trong  vàn  bản.  Để làm  nổi  bật tính  cách  cỏ  Hiền,  Nguyễn  Khải  đặt
       nhân vật trước những biến động lớn của đất nước,  rồi từ ‘Ihời gian của  người”  mà
       khái  quát về các giá trị  được kết tinh trên  mạch chảy của thời gian:  Chín  năm cô
       Hiền  ỏ trong  thành,  không  dính  líu  gì  đến  chính  phủ  “ngoài  kia”  cả.  Khi  Hà  Nội
       được  giải  phóng,  cô  ở  lại  vì  “không  thể  rời  xa  Hà  Nội”.  Đơn  giản,  Hà  Nội  đã  trở
       thành  không gian tinh thần  không thể thiếu.  Hà  Nội đồng  nghĩa với  một tình yéu.
       Trong  cái  nhìn  của  người  kể chuyện,  những  người  Hà  Nội  gốc  như cô  Hiền  thật
       khó gần. Lỗi là họ ỏ rộng quá, cái àn cái mặc cũng sang trọng quá. Sao họ không
       như số đông, ăn uống bình dân, sinh hoạt bình dân, bày đặt những quy tắc lễ nghi
       làm gì cho thêm  phiền phức?  Hà  Nội được giải phóng, thời của các quý ông, quý
       bà “mang bộ mặt tư sản” đã qua rồi, giờ là thời lính tráng chúng tỏi.  Nhân vật “tôi”
       hoàn toàn ý thức được mình là nhân vật chính trên sân khấu thời cuộc lúc bấy giờ.
       Cũng chẳng có gì lạ, trong văn học hiện đại nước ta, Nguyễn Khải là ông vua luận
       về chữ thời, các nhân vật của ông trước sau là  những  kẻ loay hoay chọn thời,  lựa
       thời.  Những  xung  đột cơ  bản  được  nêu  lên trong  sáng tác của  Nguyễn  Khải xét
       đến cùng đều xuất phát từ cái nhìn và thái độ lựa chọn lẽ sống của các thời  khác
       nhau.  Trước  cơn  ba  động  của  lịch  sử,  liệu  cô  Hiền  có  bắt  nhịp  được  với  những
       bước đi ấy của thời thế? Sự lo lắng và nghi ngại của “tôi” không phải không có cơ
       sở:  “Cô  Hiền  đích  thị  là  tư sản  rổi.  Đã  là tư sản thì  không thể tin  cậy được.  Việc

        mình mình biết, việc cô mặc cò, dính líu  nhiều có ngày lại rắc rối” . Thê đấy, đã có
       thời quan  hệ  máu  mủ  họ  hàng phải lùi lại  phía sau  nhường chỗ cho quan  hệ giai
       cấp. Điểu đáng nói là cô  Hiền vừa tìm cách thích ứng với cuộc sống  mới vừa  biết
        giữ nếp sống và cách nghĩ của mình. Cô sống ngay thẳng, dám bộc lộ chính kiến,
        suy nghĩ riêng  ngay cả  trước ông  cháu  cách  mạng;  “Một  đời tao  chưa  từng  bị  ai

        cám dỗ, kể cả chế độ”. Phải rất bản lĩnh mới có sự “thẳng thừng” như thế. Khi mọi
        người đang vui, cô nhận xét: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm
        ăn chứ’. Theo cô, “chính  phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá,  nào phải tập
        thể dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra sao, trai
        gái  phải  yêu  nhau thế nào...” .  Bản  lĩnh  ấy  khiến cô  Hiền chưa  một lần  rơi vào bị
        động. Trái lại,  cô luôn chủ động trong  mọi tình huống. Trước hết,  cô tìm mọi cách
        giữ lấy vẻ đẹp văn hóa của đất kinh kì, coi nó là  nền tảng của gia đình, của người
        Hà Nội.  Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Dầu không thanh lịch cũng người Tràng
        An. Vì thế, cô dạy con từ cách ngồi ăn, cách cầm bát đũa, múc canh đến cách nói
        chuyện  trong  bữa  ăn,  cô  nhắc  nhở  khuyên  răn  của  “lũ  con  tôi” :  “Chúng  mày  là
        người Hà Nội thì cách đi đứng nói  năng phải có chuẩn,  không được sống tùy tiện,
        buông  tuồng”.  Thì  ra,  cái  cách  “vợ  chồng  con  cái  ngồi  xúm  xít  quanh  cái  mâm


        324
   320   321   322   323   324   325   326   327   328   329   330