Page 327 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 327

với các bà mẹ khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì”. Dõi theo
       các phát ngôn của cô Hiền trong truyện, người đọc thấy rõ sự nhất quán trong tính
       cách của cô; không thích dựa dẫm, ỷ lại, đã sống là phải sống sao cho tử tế. Ngẫm
       ra, trong đời, để làm được một người tử tế là chuyện cực khó. Người ta chỉ giữ được
       sự tử tế khi có lòng tự trọng,  biết phân biệt phải trái, biết chấp nhận và biết hi sinh.
       Nhưng  phàm  những  ai  đã  mang  danh  là  người  Hà  Nội,  người  đó  còn  phải biết
       hướng  tới cái đẹp.  Đó  là  cái  đẹp tỏa  ra  từ chiều  sâu  văn  hóa  Hà  Thành.  Không
       phải  ngẫu  nhiên mà  hàng tháng,  cô Hiền lại  mời cơm  bạn  bè.  Chính trong  những
       bữa cơm ấy, cô và bạn bè được sống lại một thời vàng son xưa. Thời ấy tuy đã xa
       nhưng nó chưa hề mất đi.  Nó đã trở thành một phần của Hà Nội, là dấu hiệu phàn
       biệt nếp sống kinh kì và nếp sống tỉnh lẻ.  Ngày nay, khi Hà Nội đã khấm khá hơn
       trong thời đổi  mới,  người ta  lại  bắt đầu  mỏ salon  nghệ thuật,  galery hội  họa... Đủ
       thấy,  nhu  cầu  được  làm  đẹp,  làm  sang  đâu  đơn  giản  là  chuyện  phù  phiếm  của
       những  kẻ  tư sản  bóc  lột!  Ngay  cả  khi  đã  ngoài  bảy  mươi,  cô  Hiền  vẫn  giữ  lấy
       những thú chơi hào hoa, phong nhã của người hà Nội: “Cô đang lau đánh một bát
       thủy  tiên  men  đỏ,  hai  cái  đầu  rồng  gắn  nối  bằng  đồng,  miệng  chân  cũng  bằng
       đồng, tuyệt đẹp”. Chao ơi, hoa thủy tiên thường gắn liền với vẻ đào tơ của thiếu nữ
       chứ đâu  phải một bà già. Nhưng cô Hiền vẫn say sưa với công việc của mình như
       thể,  nếu  thiếu  đi  cái  ngà  ngọc của thủy tiên,  vẻ  đẹp cái Tết  Hà  Nội sẽ vơi  đi  rất
       nhiều.  Mà  liệu  trong  thời  thị  trường  hôm  nay,  mấy  ai  có  đủ  khéo  léo  cắt tỉa  và
       thưởng  ngoạn  một  loài  hoa  sang trọng  như thủy tiên?  Cô  Hiền  yêu  thủy tiên  bởi
       trước sau cô là vẫn “một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha
       trộn”.  Không  chỉ  riêng  gì  cò  Hiền,  chất  Hà  Nội  còn  hiện  lên  ở  những  người  bình
       thường khác như Dũng, Tuất và người mẹ của Tuất...  Họ không ồn ào.  Họ lặng lẽ
       đến thẳm sâu. Dường như so với người nơi khác, dân Hà Nội sống nội tâm hơn, kĩ
       lưỡng  hơn và có lẽ cũng vì thê  mà  họ tinh tê hơn chăng?  Phẩm chất ấy đâu  phải
       ngay một lúc mà có.  Nó là công phu của  bao đời vun luyện mà thành.  Bỏi thế,  lẽ
       ra trong bữa cơm gặp mặt, người anh hùng từ chiến trận phải vui hơi nhiều, nói hơi
       nhiều  như “tỏi”  mới  phải.  Đằng  này,  Dũng  lặng  lẽ  “chỉ  có  những  chuyện  khống
       được  vui  lắm”.  Dũng  vui  sao  được  khi  trong  sáu  trăm  sáu  mươi  người  lính  lên
       đường  hôm ấy giờ đây chỉ còn trên dưới bốn chục. Trong số những  người  nằm lại
       ấy có cả Tuất,  người  bạn cùng anh  mười  năm gắn bó bên  nhau, về Hà  Nội,  phải
       mấy ngày sau  Dũng  mới dám gặp  mẹ Tuất.  Nhưng thật không  ngờ,  người  mẹ ấy
       không khóc. Bà chỉ run rẩy: “Nín đi con,  nín đi  Dũng.  Cô đã biết cả rồi.  Cô biết từ
       mấy tháng  nay  rồi”.  Hình  ảnh  mẹ  con  Tuất chỉ xuất  hiện  thoáng  chốc  nhưng  lại
       đầy ám ảnh.  Họ đã hi sinh mà  không đòi bất cứ điều gi.  Người  mẹ ấy đã giấu nỗi
       đau kia vào lòng bằng một tình yêu lớn, một nghị lực phi thường.

       326
   322   323   324   325   326   327   328   329   330   331   332