Page 329 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 329
của nhiều thế hệ”. Cái bình thường đã trở lại sau những bất thường. Đây là một ẩn
dụ nghệ thuật có sức gợi lớn. Dù ‘Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật
không thể lường trước được”, dù Hà Nội còn có những kẻ thô tục, thậm chí vô cảm
đang tồn tại thì phong khí, cốt cách kiêu hãnh, hào hoa. thanh lịch của người Hà
Nội sẽ mãi còn.
4. Một người Hà Nội cho thấy sự vận động trong tư duy nghệ thuật của
Nguyễn Khải nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Trước đây, chúng ta chủ
yếu trình bày số phận cá'nhân trong bức tranh hoành tráng của lịch sử thì giờ đây
các nhà văn có ý thức trình bày lịch sử qua số phận cá nhân®. Cô Hiền chĩ là một
người Hà Nội bình thường vô danh, một người vẫn tồn tại đâu đó trong những góc
phố Hà Nội có chiều dài lịch sử ngàn năm. Nhưng từ cái vô danh thầm lặng ấy,
Nguyễn Khải đã làm nổi bật cốt cách văn hóa Hà Nội bằng cái nhìn nghệ thuật
giàu tính phát hiện. Tôi nhớ. Nguyễn khải có Ịần bày tỏ sự thán phục đối với Nam
Cao và Kim Lân. Là bởi hai cây bút tài danh ấy đã dựng lên những thân phận có
khả năng khiến người đọc “gai người như bị dao cứa vào tận hổn cốt của mình”.
Mà Chí Phèo, lão Hạc hay mẹ con anh cu Tràng đâu phải là anh hùng vĩ nhân, họ
là những kẻ đầu thừa đuôi thẹo, những kẻ vô danh đấy chứ. Cũng như họ, cô Hiền
chỉ là hạt bụi. Nhưng cảm hứng nghệ thuật của Nguyễn Khải không trôi vể phía bi
đát: “Thân cát bụi lại trỏ về cát bụi” mà hướng về phía niềm tin. Bởi thế, đó không
phải là những hạt bụi vô nghĩa, đó là hạt bụi vàng quý giá: “Một người như cô phải
chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào đất cổ.
Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó4 mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay
lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng” . Những suy ngẫm trên đây của
người kể chuyện mỏ ra trong cảm nhận của người đọc những suy ngẫm sâu sắc
về chiều sâu tâm hồn Hà Nội. vẻ đẹp chói sáng và lộng lẫy của những ánh vàng
Hà Nội chỉ có thể có được bắt nguồn từ những hạt bụi vàng một đời đã hết lòng
yêu Hà Nội và giữ cho Hà Nội mãi mãi xứng danh đất kinh kì. Cũng như thế, sự
trường cửu và sự lộng lẫy của dân tộc mình chl có thể có được khi mỗi chúng ta
phải biết sống hết mình vì Tổ quốc. Và sống kiêu hãnh như một con người.
N G U Y ỄN Đ Ă N G Đ IỆ P
(1) Xem Đoàn Đức Phương; Nguyễn Khải oà Một người Hà Nội, Tạp chí Nghiên cứu
văn học, 8Ô’ 2. 2006.
328