Page 326 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 326

nhôm” , ‘Vừa ăn vừa quát con mắng cái”, “nhổm nhoàm,  hả hê”... của gia đình tôi
    trong con mắt của cô Hiền là  một kiểu tùy tiện rồi còn gì!  Trong truyện ngắn này,
    người  kể chuyện tự rút  ra  suy  ngẫm  khi  chứng  kiến  nhiều  sence  mang  màu  sắc
    tương  phản:  cách  ăn  uống  bình dân và cách ăn  uống của gia đình cô  Hiền,  chất
    lính tráng quen thuộc và  nếp văn  hóa sang trọng của các cựu công  dân  Hà  Nội,
    Hà Nội thời cô Hiền và Hà Nội thời kinh tế thị trường... Xuyên qua các tương quan
    ấy, “tôr’ buộc phải tự điểu chỉnh lại mình, từ đó mà phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn
    kín của người  Hà Nội. Bản lĩnh và thực tế, lại thừa khôn ngoan, cô Hiền tính được
    nhiều  nước cờ khác nhau.  Nước nào cũng hay.  Cô lấy chồng ỏ tuổi ba  mươi,  sau
    khi đã đùa vui một chút thời son trẻ. Chồng cỏ không phải là một ông quan, cũng
    chẳng phải là một ông văn nhân nghệ sĩ nào sất. Đó là một ông giáo dạy tiểu học
    hiền lành  chăm chỉ.  Thế là yên cửa,  yên  nhà.  Trước khi có chính sách  cải tạo tư
    sản, cô đã  kịp bán  một ngôi nhà. Thế là khỏi xác minh,  rách chuyện.  Cô chỉ làm
     nghề bán hoa giấy, cái nghề không giàu nhưng đủ ăn. Thế là nhàn nhã mà không
    bị liệt vào giai cấp bóc lột. Cô chấp nhận hoàn cảnh, không cho chồng mỏ xưởng,
    thuê thợ vì “chế độ này không thích cá  nhân  làm giàư’.  Tóm lại,  đó là  lối  ứng xử
     biết người  biết ta,  biết thích  ứng  với thời  mà  vẫn  không  đánh  mất  mình.  Đó  phải
    chăng cũng là nét riêng của người Hà Nội trong tính toán và trong cách ứng xử với
    thời thế? Nó mềm mại, uyển chuyển nhưng lại rất quyết liệt: “đã tính là làm, đã làm
    là  không  thèm  để  ý  đến  những  đàm tiếú  của  thiên  hạ”.  Thì  ra,  nét  nổi  bật  nhất
    trong tính cách cô  Hiền  là cách ứng xử-đậm chất “quân tử’:  bất luận  trong hoàn
     cảnh nào cũng phải sống cho đàng hoàng, không được đánh mất lòng tự trọng. Tự
    trọng  là  yếu  tố cốt lõi  của  nhân cách,  là  nhân tố quan trọng  nhất để  làm  người,
     nhất là với những ai ý thức rằng mình là người Hà Nội.  Không phải ngẫu nhiên mà
    cô khẳng định: ‘Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn
     sống ra  sao thì tùy” .  Chính vì  tự trọng  mà  người  mẹ ấy để con  ra trận;  “Tao đau
     đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó
     dám đi cũng  là  biết tự trọng” .  Sao lại  không “đau  đớn”  khi  mà cô hiểu,  bom đạn
     không chừa một ai. Nhưng “bằng lòng” nghĩa là cô chấp nhận sự hi sinh. Điều này
     làm ta nhớ đến một ý tưỏng của Nguyễn Đình Thi: Việc nưốc lớn nhưng việc ngưòi
     cũng  không  hề  nhỏ.  Cách  yêu  nước  của  người  Hà  Nội  là  thế;  sâu  sắc  và  kiêu
     hãnh. Đứa con thứ hai xin ra trận, thái độ của cô cũng hết sức đàng hoàng, thẳng
     thắn:  “không  khuyến  khích,  không  ngăn  cản”  vì  “ngăn  cản  nó tức  là  bảo  nó tìm
     đường sống để các bạn nó phải chết cũng là một cách giết nó”. Những lời nói trên
     đây của cô Hiền không hề cao giọng.  Nhưng phía sau là cả một thái độ sống thật
     đáng trọng.  Người mẹ ấy tự xác định cho mình;  ‘Tao cũng muốn sống bình đẳng



                                                                            325
   321   322   323   324   325   326   327   328   329   330   331