Page 322 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 322

MỘT NGƯỜI HÀ NỘI


                                                               NGUYỄN  KHẢI
        A. KIẾN THỨC BỔ TRỢ

        I- Tác  giả:  Nguyễn  Khải  (1930 - 2008), tên  khai sinh là  Nguyễn  Mạnh  Khải.
    Quê  bố ở thành  phố Nam Định  nhưng thuỏ  nhỏ  ống  sống  ỏ quê  ngoại  (xã  Hiến
    Nam, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên).
        Năm 1947, ông gia nhập đội Tự vệ thị xã Hưng Yên, đến năm 1950 thì vào bộ
    đội.  Ông  được  rèn  luyện,  trưỏng  thành  và  bắt  đầu  sự nghiệp  văn  chương  trong
    quân ngũ. Năm 1951, ông làm công tác tuyên huấn ỏ phòng chính trị Quân khu III.
    Năm  1952 ông làm thư kí toà soạn Báo Chiến sĩ của  Quân  khu  III. Từ năm  1956
    ông công tác tại toà soạn  Tạp chi Vàn nghệ Quàn đội.
        Sau  năm  1975  Nguyễn  Khải  chuyển  vào  sinh  sống  tại  thành  phố  Hồ  Chí
    Minh. Ông rời quân đội năm 1988 với quân hàm đại tá để về làm việc tại Hội Nhà
    văn Việt Nam.
        Nguyễn Khải từng là ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá
    2,  3  và  là  Phó  Tổng  thư kí  khoá  3.  ông  là  Đại  biểu  Quốc  hội  khoá VII.  Nguyễn
    Khải mất ngày  15-1-2008 tại thành phô Hồ Chí Minh do bệnh tim.  cống hiến của
    ông được ghi nhận bằng nhiều giải thưỏng trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về
    văn học và nghệ thuật năm 2000.
        Tên  tuổi  Nguyễn  Khải  được  bạn đọc chu  ý từ tiểu thuyết Xung đột (phần  1,
     1959). Từ đó đến nay, ông đã có hàng chục tác phẩm được dư luận đánh giá cao
     như;  Mùa lạc (truyện,  1960),  Tầm nhìn xa (truyện,  1963),  Đường trong  mây  (tiểu
    thuyết,  1970),  Ra đảo (tiểu thuyết,  1970),  Chủ tịch huyện (truyện.  1972),  Chiến sĩ
     (tiểu  thuyết,  1973),  Cha  và  con  vá...(tiểu  thuyết,  1979),  Gặp  gỡ  cuối năm  (tiểu
    thuyết,  1982), sống ỏ đời (truyện ngắn, 2001)...
        II-  Phong  cách:  Nguyễn  Khải  là  cây  bút đa  tài,  vàn  phong  ông  thâm trầm,
     tinh tế, giàu chất triết lí, nhưng cũng hóm hỉnh, giễu cợt sâu cay.
        Tàc phẩm của Nguyễn Khải hướng về nhiều chủ đề khác nhau; về nông thôn
     trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm kháng chiến
     chống  Mĩ, về những vấn đề xã hội - chính tri có tính thời sự và đời sống tư tưởng,
     tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống.
        Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của
     nhà văn với các vấn đề xã hội,  năng lực phân tích tâm lí sắc sảo, sức mạnh của lí
     tri tỉnh táo.


                                                                           321
   317   318   319   320   321   322   323   324   325   326   327