Page 323 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 323

III' Xuất xứ;  Một người Hà Nội rút từ tập truyện  Hà  Nội trong mắt tôi (1995).
       Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác ỏ giai đoạn hai của nhà văn, bắt đầu
       từ 1978 cho đến cuối đời.  Giai đoạn gắn với công cuộc đổi  mới đất nước,  đổi mới

       văn chương của dân tộc.
           B. TIẾP CẬN TÁC PHẨM

           I- Nguyễn Khải và nhũrng hạt bụi vàng Hà Nội
           1.     Đọc  Nguyễn  Khải,  ai  cũng  chịu  ông  là  người  sắc  sảo,  thông  minh.  Cái
       thông minh lắm khi như “đi guốc vào bụng thiên hạ”, ông cũng được coi là cây bút
       xông  xáo,  nhạy  bén  với  cái  mới  và  có  khả  năng  phát  hiện  nhiều  giá  tri  đang  bị
       khuất lấp đâu  đó trong  cuộc sống  ngổn  ngang,  bề  bộn  hôm  nay‘^>.  Nhưng  không
       chỉ thế, tôi  nghĩ,  độc chiêu của  Nguyễn Khải lắm khi nằm ngay trong cách kể của
       ông. Ông biết dẫn người đọc vào những câu chuyện của mình bằng một lối kể dân
       dã, tưng tửng,  nhiều khi thật như đùa, đùa  như thật. Viết như thế,  kể như thế phải
       là  người  rất tin vào thực tài và sự trải  nghiệm của  mình. Từ trải  nghiệm  mà  nâng
       thành triết  lí,  cao  nữa  là  triết luận.  Triết luận  về  đời,  về thời,  về  danh  -  phận  con
       người...
           Thực  ra,  trước  1975,  Nguyễn  Khải  đã  hấp dẫn  người  đọc  bằng  lối  kể  không
       giống ai. Chỉ có điều, ông hay kể về những thứ mà ông đã nhìn thấy bằng tâm thế
       của một “thời lãng mạn”. Đó là cách kể của một người hớn hỏ đi tìm chân lí dù biết
        rằng  cái  chân  lí ấy vốn  là  của  cộng đồng và  do cộng  đồng xác  lập.  Nếu  có cựa
        quậy thì cũng là chỉ là “bơi  ngược một tí,  rẽ ngang một tr  rồi cuối cùng “lại  khuôn
        mình  theo  dòng  chảy”  để  vừa  “an  toàn” ,  vừa  “vui  vẻ”  mà  thôi.  Phải  đến  những
        năm 80,  nhất là sau thời đổi mới,  Nguyễn Khải bắt đầu  nói nhiều  hơn đến  những
        điều ông nghiệm thấy.  Nhờ thế,  cái riêng mới  hiện lên tròn vành  rõ chữ.  Chữ của
        ông giờ đây trở nên tung tẩy,  khoáng  đạt,  giàu  màu  sắc chiêm  nghiệm  hơn.  Sau
        nhiều  lần  đi  xa,  đi  xa  hơn  nữa,  Nguyễn Khải  nhận thấy cái  điều  mà  bấy  lâu  ông
        không thật để ý:  “Nếu  một truyện  ngắn  hoặc một cuốn tiểu thuyết chỉ có chuyện
        của người không có chuyện của mình thì mạng sống của nó khống dài hơn một bài
        báo”.  Thì  ra,  đi xa hơn nữa  là  để cuối cùng  được  gặp  chính  mình.  Viết về  mình,

        những cái mình gần gũi để lắng nghe nỗi niềm của thân phận là mối quan tâm lớn
        nhất của Nguyễn Khải thời kì này. Nó cho phép ông trổ được một cái nhìn riêng về
        đời sống.  Lắm  khi ông tự lôi  mình ra  mà giễu, rồi  nhân đó mà chọc đời,  ghẹo thê




        (1)  Xem  thêm  bài  viết  của  các  nhà  nghiên  cứu  như  Nguyễn  Đăng  Mạnh,  Vương  Trí
           Nhàn trong Nguyễn Khải - về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.

        322
   318   319   320   321   322   323   324   325   326   327   328