Page 328 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 328
3. Như vậy, việc không chọn những anh hùng, dũng sĩ mà chọn những người
vô danh làm nhân vật trung tâm cho thiên truyện, cùng lúc, Nguyễn Khải đạt tới
hai hiệu quả thẩm mĩ. Thứ nhất, chất Hà Nội không chỉ hiện lên qua những tấm
gương điển hình mà nó thấm sâu vào những người bình thường nhất. Đây mới là
nhân tố cơ bản tạo nên tính bền vững của các giá trị. Thứ hai, nói về những số
phận thường dân, Nguyễn Khải đã lựa chọn được một thê viết khôn ngoan, ông
trò chuyện với nhân vật một cách tự nhiên, phát ngôn của nhân vật và phát ngôn
của “tôi” không cùng hướng mà tranh biện, đối thoại một cách bình đẳng. Như vậy,
Nguyễn Khải đã để cho tư duy tiểu thuyết thoải mái tràn vào trang viết của mình.
Nhờ thế, ngôn ngữ của ông hiện lên hết sức sinh động, nhiều sắc thái giọng điệu
đan nhau tạo nên sự linh hoạt của mạch chuyện. Đọc văn Nguyễn Khải thời sau
dễ nhận thấy bên cạnh chất giọng suy ngẫm, triết lí còn có sự góp mặt của chất
giọng hài hước, dí dỏm... Chính màu sắc hài hưốc và cái nhìn suồng sã trong văn
Nguyễn Khải làm cho vàn ông đời hơn, giàu sức hút hơn. Văn chương vừa giúp
người đọc nhận ra những chân lí sâu sắc ỏ đời nhưng cũng phải để cho người ta
sưông. Nếu đọc một tác phẩm mà chưa thấy sướng thì nhũmg triết lí của nhà văn
rất dễ ngả màu xã luận. Có lẽ ỏ tuổi nào đó, người ta mới ý thức rõ hơn rằng, giản
dị mới đích thực là vẻ đẹp của văn chương. Tất nhiên, đó là sự giản dị của một
khéo léo lớn. Tôi nghĩ, Nguyễn Khải chắc chắn đã thấm được yêu cầu rất cao ấy
của nghề văn. Là cây bút già dặn, hướng tới cái hôm nay bằng cảm hứng nghiên
cứu và triết luận, Nguyễn Khải không nhìn hiện thực một cách xuôi chiều, ông
nhận thấy bên cạnh những vẻ đẹp thanh cao, có cả những người Hà Nội thấp kém
về văn hóa. Một ông trẻ đâm vào xe người khác, đã không có một lời xin lỗi lại còn
cố chửi một câu thô tục; ‘Tiên sư cái anh già”. Lại có kẻ nhìn người hỏi thăm
đường như “nhìn con thú lạ”. Thời kinh tê thị trường, đồng tiền rất dễ trở thành
chúa tể, không hiếm người đo ướm giá trị của người khác qua vỏ mà không cần
đến cái một ở bên trong: “ông ăn mặc tẩm như thê lại đi xe đạp họ khinh cho là
phải, thử đội mũ dạ, áo bađơxuy, cưỡi cái Cúp xem, thưa gửi tử tế ngay”. Điều cần
nói là ở chỗ, những nhân vật mà ‘1ôi” than phiền chủ yếu là những ngưài hãy đang
còn trẻ. Thật đau lòng vì họ chính là chủ nhân của Hà Nội ỏ thời tương lai. Nghe
những chuyện “không mấy vui vẻ” mà ‘1ôi” đã kể, cô Hiền không bình luận. Thử
hỏi một người yêu Hà Nội như cô còn biết bình luận gì khi mà hẳn cố cũng từng bắt
gặp đâu đó đôi lần. Có phải những nhố nhàng ấy đang làm đổ gãy phong hóa Hà
Nội như hình ảnh cây si cổ thụ kia đổ nghiêng lá sau trận bão mùa hè? Nhưng rồi
cây si đã được dựng lại. “Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ lá non, vẫn là cây si
327