Page 290 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 290
Người kể lúc thì gọi người đàn bà ấy là thị, là cô ả, lúc là người đàn bà. Cách
gọi này không phải có hàm ý không tôn trọng mà chủ yếu người kể muốn giữ vẻ
khách quan trong tự sự và cố lột tả đúng cảnh cơ hàn của một con người.
Tràng xem con người “nhặt” được ấy là người đàn bà của đời mình. Một con
người có giá trị hơn mọi giá trị. Bà cụ Tứ chấp nhận cô là vợ con trai mình, là nàng
dâu, con dâu. Người đàn bà xa lạ ấy tự mình cũng khẳng định sự tồn tại bằng cách
chọn anh Tràng để theo về làm vợ. Mỗi nhân vật đều có sự vận động và cùng
hướng tới việc định giá, định sự tồn tại cho nhau trên cõi đời.
Có sự chuyển hướng giá tri ỏ đây. Từ một con số không tròn trĩnh trên cuộc
đời, nhờ tình thương và tình cưu mang của những người đồng cảnh ngộ, người đàn
bà đó được đón nhận trong cuộc đời. Tuy chỉ mang cái tên “vợ Tràng” hay xót
thương hơn là cái tên “vợ nhặt”, nhưng một hiện hữu đã được xác định. Người đàn
bà ấy đã thuộc về một gia đĩnh. Quá trình xác định bản thể của người đàn bà vô
danh đến đây đã chấm dứt.
Không những thế, thông qua người đàn bà này, nhân vị và bản thể của mẹ
con Tràng cũng được xác lập. Theo suy nghĩ cũa bà cụ Tứ, việc người con gái ấy
đồng ý theo về với Tràng là hạnh phúc lớn lao mà con trai mình có được. Trong
thài bình, với một gia cảnh nghèo như nhà Tràng thì chẳng thể nào Tràng có thể
lấy được vợ. ở đây, vấn đề không chỉ giới hạn trong một gia đình riêng biệt mà còn
là cả vấn đề xã hội. Cái đói đã len lỏi tới mọi ngóc ngách, làm điêu đứng bao cảnh
đời, nhưng mỉa mai thay, chính nhờ cái đói ấy, Tràng mới có thể lấy được vợ, bà cụ
Tứ mới có thể có được một cô con dâu. Dấu ấn của sự phân biệt giàu ngtièo trong
xã hội và những hủ tục đã hiện diện rõ. Tràng là nạn nhân của những hủ tục và
của cả sự nghèo đói do bọn cướp nước gây ra.
Không chỉ không có tên, người vợ Tràng xuất hiện với một chân dung thảm
thương. Lần đầu tiên Tràng trông thấy, thị mới chỉ gầy yếu xanh xao, “ngồi véu” ra
trước cửa kho thóc, nhưng ỏ người đàn bà này có tố chất của sự đồng cảm, thương
người: “Thị vùng đứng dậy, lon ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”.
Lần gặp thứ hai, Tràng không nhận ra thị: “Hôm nay thị rách quá, áo quần tả
tơi như tổ đỉa, thị gày sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy
hai con mắt” . Sự miêu tả tỉ mỉ hơn. Cái nhìn của người kể chuyển sâu hơn vào cái
nhìn của Tràng, cho thấy sự quan tâm của Tràng với người đàn bà kia tăng cấp
thêm một bước. Nhưng buổn thay, lần gặp này càng tố cáo nỗi khốn cùng của
người đàn bà ấy với Tràng. Rõ ràng nỗi cùng quẫn ở con người này ngày một
khủng khiếp hơn. Đây chính là tiền đề cho việc thi chấp nhận theo về làm vợ
Tràng.
Người vợ Tràng cũng được chú ý khắc hoạ tính cách. Khi mới gặp Tràng, thị là
con người người bản năng, đanh đá, bạo dạn tối mức trơ trẽn: mới nghe anh chàng
289