Page 285 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 285

vẻ đẹp thiên tính nữ, cái nhìn trân trọng đối với người dân lao động nghèo khổ
      của Kim Lân được thể hiện sâu sắc qua nhân vật người vợ nhặt. Xuất hiện ít thôi,
      nhưng nhân vật này góp phần không nhỏ làm nên giá trị hiện thực lớn lao, ý nghĩa
      nhân đạo sâu sắc của thiên truyện. Khi đành theo Tràng về nhà làm vợ, chắc rằng
      người  phụ  nữ này đã  tự xót xa  cho thân  phận  mình  lắm  rồi.  Lúc theo Tràng  vào
      nhà, nhìn “cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi
      cỏ dại”, bất ngờ chứng kiến gia cảnh nghèo túng của Tràng, chắc chắn chị ta càng
      tủi buồn.  Nhưng có vì thế mà thị trỏ thành  người đàn bà chao chát,  đanh đá hoặc
      buông xuôi,  chán chường?  Không, thị cư xử rất ý tứ - từ việc cô  nén tiếng thở dài
      trong lồng  ngực đến chuyện lễ phép chào hỏi  mẹ chổng, cứ đứng  khép nép trước
       mặt bà cụ,  không dám ngồi. Lại biết điều, ý tứ trong cả việc điềm nhiên ăn hết bát
      cháo cám  khi  mẹ chồng trao cho ở buổi sáng  hôm  sau.  Buổi  sáng  này,  thị cùng
       mẹ  chồng  dậy  sớm,  quét dọn  sán,  nhà thật sạch  sẽ...  Trông  thị  hôm  nay  nhanh
       nhẹn,  hiền  hậu  đúng  mực  khiến  Tràng  thêm  vui  vẻ,  tự hào.  Hãy  để  ý  đến  cảnh
       người vợ nhặt này quét sân,  “tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất”.  Hình
       như chị đang cô' tình đưa mạnh từng nhát chổi quét đi những rác rưởi.  Phải Châng
       đó là nhũmg nhái chổi của lòng tự tin, tự hào. Chị đang khẳng định sự có mặt của
       mình  nơi  ngôi  nhà  này - sự có  mặt đang đem  lại vẻ  sáng  sủa,  sạch  sẽ cho  một
       cuộc  sống  mới.  Với  nhân  vật  người vợ  nhặt,  Kim  Lân  đã  đem  đến  cho  bạn  đọc
       cảm  nhận:  người  phụ  nữ,  dù  ỏ trong  bất cứ hoàn cảnh  nào,  vẫn  mang thiên tính
       nữ.  Một cách tự nhiên, họ khát khao một tổ ấm gia đình và vun vén cho cái tổ ấm
       ấy.
           Nếu cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là cơn bâo táp lịch sử lớn thì đêm
       trưỏc  cơn  hão  ấy clâri  tộc ta  phải trải  qua  một  không  khí  ngột  ngạt,  oi  nồng.  Đó
       chính  là  bối cảnh  hiện thực cùa truyện  ngắn  Vợ nhặt.  Dựa trên  nên cảnh xám xịt
       ấy,  Kim  Lân  đi  vào  khám  phá,  thể  hiện  thân  phận,  nỗi  lòng  của  mấy  con  người
       nghèo khổ.  Mãi sau  này, khi  người Việt Nam ta dùng điện thoại truyền  hình,  đi du
       lịch  ngoài trái đảt,  hưởng tuần trăng  mật trên  một khoang tàu  vũ trụ  nào đó,  nếu
       đọc  Vợ nhặt chắc  hẳn  ngỡ  ngàng  bởi  ngày xưa  ông  bà  tổ tiên  mình  có cảnh đói
       khổ dường ấy, có cái cuộc nên vợ nên chồng kì lạ dường ấy. Đồng thời câu chuyện
       vợ nhặt sẽ nhắc nhỏ bao lớp hậu sinh về vẻ đẹp của tình người, về khát vọng hạnh
       phúc bền bỉ, mãnh liệt.

                                                              LỀ QUANG HƯNG
           II.  Tình  huống  “nhặf’  được  vợ  của  Tràng  và  giá  trị  nhãn  đạo  của  “Vợ
       nhặt”
           Truyện  Vợ nhặt ban  đầu có tên  là Xórn ngụ cư iập trung  vào  bối  cảnh  khốn
       cùng của con người Việt Nam dưới ách thống tii Pháp - Nhật, đêm trưóc của cuộc
       bùng nố tổng khởi nghĩa hào húng của dân tộc.



       284
   280   281   282   283   284   285   286   287   288   289   290