Page 282 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 282

tình cảnh của người  phụ  nữ này. Đằng sau tiếng cười, chúng ta  nhận ngay ra một
   sự thực xót xa:  Chính cái đói và  chỉ có cái đói là  nguyên  nhân duy  nhất đẩy con
    người ta xích lại gần nhau và nên vợ nên chồng, ở đây chẳng hề có màu sắc của
   tình  yêu  hay  tình  nghĩa.  Cái  đói  khiến  cho  người  phụ  nữ tiều  tụy,  hốc  hác  nên
   Tràng chưa thể nhận ra. Cái đói khiến cho người phụ  nữ lúc ấy quên hết thể diện,
    mất cả tình tứ.  Khi  được  mời  ăn  (dù  đùa) “hai con mắt trũng hoáy của  thị tức thì
    sáng lên, thị đon đả:
        - An thật nhá! ừ ăn thì ăn sợ gì.
        Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật.  Thị cắm đầu àn một chặp bốn bát bánh đúc
    liền chẳng chuyện trò gì...”. Trong phút chốc, phần bản năng đã lấn át đi ý thức về
    thể diện. Tinh cảnh của người phụ nữ này có lẽ chẳng hề cá biệt. Chúng ta hiểu vì
    sao  Kim  Lân  không  đặt  cho  người  vợ  nhặt  của  Tràng  một  cái  tên  riêng  mà  gọi
    bằng đại từ chung  là ‘1hị”.  Nào cần cái tên  riêng  bởi trong thân  phận,  hành động
    của chị ta có bóng dáng cuộc đời của bao người phụ nữ khác trong hoàn cảnh đói
    khát nghiệt ngã bấy giờ... Viết Vợ nhặt, Kim Lân đâu nhằm tái hiện nhiều bức tranh
    hiện thực đói khát thê thảm mùa xuân ất Dậu  1945 nhưng chỉ qua  một số chi tiết,
    hình  ảnh  đầy  sức  ám  ảnh,  tác  phẩm  khiến  người  đọc  khó thể  quên  những  ngày
    tháng nghiệt ngã ấy. Có lẽ chưa từng có và sẽ không bao giờ có nữa hình ảnh bữa
    ăn  sáng  đón  nàng  dâu  thảm  hại  như thế.  Một nồi cháo  lõng  bông,  một lùm  rau
    chuối thái rối, một ít muối... mấy thứ ấy lại bày trên một chiếc mẹt rách.
        2.     Chuyện thế đã lạ.  Nhưng  nếu  câu chuyện  vợ  nhặt chỉ lạ  đến thế thì thiên
    truyện đâu đã xứng danh là “thần búr. Chuyện đùa cợt mà thành nghiêm túc. Tinh
    huống ngẫu nhiên mà toát lên vẻ tự nhiên, lẽ tất yếu - ấy là cảm nhận rất tự nhiên
    mà tác phẩm  đem  đến cho chúng ta. Theo tôi,  Vợ nhặt cùng  một lúc chứa  đựng
    hai  nghịch  lí thú vị'  Chuyện lẽ  ra  nghiêm túc lại diễn  ra  như một trò đùa; Chuyện
    đùa,  ‘lầm  phơ tầm  phào”  mà trỏ nên  nghiêm túc, trang trọng,  mà  được thực hiện
    bằng  tất  cả  niẽm  vui  sống,  bằng  khát  vọng  hạnh  phúc  chính  đáng.  Những  con
    người nghèo khổ ấy đến với nhau, cưu mang nhau một cách thật tự nhiên bằng cải
    đạo  lí tốt  đẹp  ngàn  đời  của  dân  tộc  “Bầu  ơi  thương  lấy  bí cùng.  Tuy  rằng  khác
    giống nhưng chung môt giàn” , ở đây là lá rách ít đùm lá rách nhiều. Mẹ con Tràng
    nào có no đủ gì, cũng đang hàng ngày đối chọi với chuyện miếng ăn, cái chết, vậy
    mà vẫn sẵn lòng cưu mang người phụ nữ kia. Tràng được người ta theo về mà còn
    “Chặc,  kệ!”.  Nhưng  sau  cái  "Chặc,  kệ!” có vẻ  miễn  cưỡng  ấy sẽ  là  bao  niềm  vui
    khấp khỏi trong lòng ngươi đàn ông nghèo khổ bỗng dưng được vọ. Néu không thê
    thì tại sao chưa gì đ j đưa chi ta vào chợ tỉnh,  ‘bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con
    đựng vài thứ lặt vặt và ra  hàng cơm đánh  một bửa tnật no  nô rối cùng đẩy xe bò
    về...”  tại  sao  lại  quyết  định  mua  hai  hào dầu  để tối  nay thắp  đèn?  Tràng  nóng
    lòng chờ mẹ về để thưa chuyện với tất cả nỗi hồi hộp. Buổi tối ấy, chính tay Tràng
    đánh diêm thắp lên ngọn đèn dầu trong căn nhà bấy lâu nay tốl tăm, lạnh lẽo. Ánh

                                                                           281
   277   278   279   280   281   282   283   284   285   286   287