Page 283 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 283
sáng ngọn đèn đã làm rạng rỡ gương mặt mấy con người nghèo khổ. Nó như niềm
vui được nhen nhóm giữa thực tại đen tối. Những con người nghèo khổ, dù trong
bất cứ hoàn cảnh nào vẫn sẵn lòng cưu mang nhau, vẫn biết vui với cái gì mình
đang có và cứ lấp lánh niềm tin vào tương lai - đó là cảm nhận rõ rệt mà truyện
ngắn Vợ nhặt đem đến cho người đọc chúng ta.
Nỗi lòng những người nghèo khổ trong hoàn cảnh đói khát nghiệt ngã được
Kim Lân diễn tả thật tinh tế, cảm động qua nhiều chi tiết thú vị. Nhiều khi tác phẩm
“sống” nhờ chi tiết. Một nhà vàn được nhớ lắm lúc do vài chi tiết thật ấn tượng.
Niềm vui ở người đàn ông nghèo khổ, từ thuỏ cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa hề
được một người con gái nào thèm để ý đến bỗng dưng được vợ toát ra trên gương
mặt, nơi ánh mắt, nụ cười: “Mật hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm
tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh” . Niềm vui trong tinh thần
hiển hiện thành cảm giác da thịt, phản ứng thân thể: “Một cái gì mới mẻ, lạ lắm,
chưa từng thấy ỏ người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt
Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưn^’. Chưa trải qua cảm giác
người đàn ông ngày mới có vợ có lẽ khó lòng viết nổi câu văn ấy. Cũng vậy, Kim
Lân miêu tả hành động khoe chai dầu, lần trêu đùa nhau của Tràng với người vợ
nhặt trên đường về nhà bằng đôi mắt vừa hóm hỉnh, vừa ưư ái:
“Câu chuyện xem chừng đã thân thân. Hắn đi sát gần bên thị hơn, ngẫm nghĩ
một lúc, chợt hắn giơ cài chai con vẫn cẩm lăm lăm một bên tay lên khoe:
- Dầu thắp tối đây này.
- Sang nhỉ.
- Khá thôi. Hai hào đấy, đắt quá, cơ mà thôi chả cần.
- Hoang nó vừa vừa chứ.
Hắn chặc lưỡi:
- Vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ, chả nhẽ chưa tối đã
rúc vào ngay, hì hì...
- Khỉ gió.
Thị phát đánh đét vào lưng hắn, khoặm mặt lại.
Hắn thích chí ngửa cổ cười khanh khách.
Mấy con chó giật mình chạy thọt vào trong lũy thò mõm ra sủa váng lên.
Tràng nhặt một hòn gạch vung tay ném mạnh một cái:
- Mẹ bố chúng mày cắn gì thêT
Phải chăng Kim Lân viết các chi tiết ấy bằng chính kỉ niệm, sự từng trải của
mình. Không phải là nhà văn của đồng đất nguyên thủy, gắn bó với người dân quê
từ trong máu thịt không thể viết nổi những đoạn vàn như thế. Cái cảm giác êm ái,
lâng lâng như vừa trong một giấc mơ đi ra, nhận thấy bây giờ mình mới thật nên
người trong Tràng ở buổi sáng hôm sau thức dậy cũng được Kim Lân diễn tả bằng
282