Page 286 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 286
Câu chuyện được xây dựng trên “cái tứ’ nhặt vợ. Chuyện Tràng bỗng nhiên
“nhặt” được vợ khiến mọi người trong xóm ngụ cư, kể cả mẹ Tràng đều ngạc
nhiên, lạ lẫm bỏi hạnh phúc của đôi vợ chồng mới diễn ra trong một không khí ảm
đạm, chết chóc, khi mà bản thản mỗi một con người khó có thể tồn tại trong cảnh
đói khổ, thế mà Tràng lại đi cưu mang một con người. Giá trị nhân đạo của tác
phẩm được thể hiện đậm nét ở điểm này. Điều đó chứng tỏ, con người dẫu ỏ trong
bất kì hoàn cảnh nào cũng cần phải độ lượng, biết hi sinh và sẵn sàng cưu mang
nhau,... thì họ ắt có được hạnh phúc, cái hạnh phúc dẫu mong manh và cơ hàn
như kiếp người khốn khổ ở cái xóm ngụ cư kia.
Xóm ngụ cư - không gian chính của truyện được đặc tả như một “cái rốn” của
nạn đói: dòng người đói lả, đói xanh cả mắt mũi từ Nam Định, Thái Bình và nhiều
nơi lũ lượt đổ về. Cuộc sống dường như ngưng đọng. Không gian đàu đâu cũng
ngập mùi chết chóc. Người chết như ngả rạ, người sống xanh xám vật vờ như
những bóng ma, “Không khí vẩn lên mùi ẩm thôi của rác rưdi và mùi gây của xác
người”. Xóm ngụ cư đã nghèo lại càng nghèo hơn trong cái đói cái, cái chết giăng
khắp mọi nơi.
Sự sống lúc này như bị đặt bên mép bờ vực của cái chết, cả xóm ngụ cư, dẫu
có lạc quan đến mấy, cũng không một ai dám tin rằng mình có thể sống sót, và
không một ai lại có thể tin nổi trẽn đất nước này tồn tại được hạnh phúc lứa đôi khi
mà tiếng trống thúc thuê cứ phăm phăm nã thẳng vào lồng ngực. Mặt đất đầy tử
thi người chết. Trên trời, đàn quạ săn xác người cứ lượn lờ như nTìững đám mây
đen.
Tràng là kẻ ngụ cư. Cũng như bao người khác, không ai biết chính xác họ từ
nơi nào đến. Những kẻ không có quê hương bản quán đó lại là thành viên đúng
nghĩa khai sinh ra cái tên xóm ngụ cư ấy. Những người ngụ cư lúc bấy giờ được
xem là loại người đáng bị khinh miệt, hắt hủi... Thế nhưng “giữa cái cảnh tối sầm
lại vì đói khát ấy” , Tràng đã dám “đèo bòng”, dám cho một người đàn bà theo
mình về để nương cậy. Cua có sự phiêu lưu, mạo itiểm irong liènh động của
Tràng.
Câu chuyện lán tỉnh của Tràtig ban đầu có vẻ như lá chuyện đùa chơi của trái
gái dọc đường. Nhưng sau cái vụ ăn bành đúc vá ngươi đàn bà kia tỏ vẻ đói khát ít
nhiều đã lay động lòng Tràng, đến cả câu tỏ tình rất mộc mạc, chân chất của
những người lao động: “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi
cùng về” ,... đã diễn tả được tâm trạng băn khoăn, do dự, nửa muốn dấn tới, nửa
muốn cáo lui của anh chàng độc thân chưa vợ. Kim Lân xử lí chỗ này bằng một
đoạn miêu tả nội tàm thật độc đáo: “Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ
thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chọn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình
cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết hẳn suy nghĩ
thế nào hắn tặc lưỡi một cái; - Chậc, kệ” . Cái chỗ mà người kể dưòng như cô' tình
285