Page 288 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 288

nghèo đói, vì chết chóc trở nên bừng sinh khí. Sự sống lại bắt đầu với việc giẫy cỏ,
  quét dọn,...  mà  mọi  người  ai  cũng  muốn  góp  sức vào.  Cái  nhìn  nhân  đạo  ỏ đây
  được ghi  nhận qua  hành  động thiết thực cụ thể.  Hôn  nhân,  bản  chất của sự sum
   họp, sẻ chia ỏ đây là nền tảng của  phục sinh: “Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở
  đấy.  Cái nhà  như cái tổ ấm che mưa, che nắng. Một nguồn vui sướng,  phấn chấn
  đột ngột tràn  ngập trong lòng.  Bây giờ hắn mới thấy hắn nên  người,  hắn thấy hắn
   có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn
   cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”.
      Tương  lai  của  đôi  vợ  chồng  “nhặt  nhau”  này  là  một  tương  lai  đầy  tràn  ánh
   sáng.  Cuộc  sống  từ tăm  tối  hé  mở  một  ngày  mai  tươi  sáng  qua  các thế hệ  con
   cháu.  Phải nói tấm lòng ưu ái của  Kim Lân đã dành trọn cho đôi vợ chồng cơ cực
   này. Cuộc sống hiện tại của họ là nỗi cùng quẫn trên trần gian những con cháu họ
   quyết  không  thể  nào  như vậy.  Giá  trị  nhân  đạo  đã  được  gửi trọn  vẹn  không  chỉ
   trong niềm tin về sự đổi đời mà chính trong hành động để có được sự đổi đời đó.
       Cụ Tứ - người mẹ nghèo khổ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi những sự
   kiện,  hành  động thể hiện giá trị  nhân đạo của tác phẩm.  Bà cụ  nghèo đã  có suy
   nghĩ thấu tình đạt lí.  Người mẹ ấy xót xa vì gia cảnh nghèo không đủ điều kiện để
   lấy vợ cho con. Cụ khống xem việc người đàn bà ấy theo con mình về nhà là hành
   động hạ thấp nhân phẩm mà là hành động cao cả.  Bà cụ thầm cảm ơn người đàn
   bà xa lạ ấy về việc dũng cảm kết nghĩa vợ chồng với con trai mình. Bởi nếu không
   có người đàn bà đó, chưa chắc anh cu Tràng có thể lấy được vợ: “Người ta có gặp
   bưốc khó khăn, đói  khổ này,  người ta  mới lấy đến con  mình. Mà con  mình  mới có
   vợ được”.                      ^
       Xây dựng nhân vật cụ Tứ, Kim Lân muốn khẳng định thêm một lần nữa sự bất
   diệt  của  khát  vọng  sống  và  tinh  thần  nhân  bản  cao  quý  ở  những  con  người  lao
   động một đời cơ cực, tối tăm,  những người luôn khiêm tốn và biết rõ giá trị và vị trí
   của mình.  Họ không bao giờ tự đánh giá cao mình  hoặc hạ thấp người  khác. Con
   người được họ tòn trọng là ỏ tình người, ở nỗ lực lao động, phấn đấu vươn lên. Chi
   tiết “dọn dẹp nhà cửa”  nhiều lần được nhắc lại trong tác phẩm như một nỗ lực để
   cứu vớt tình cảnh thực tại của  người  mẹ già:  “Bà  lão xăm xắn thu  dọn,  quét tước
   nhà cửa.  Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền
   nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn”.
       Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến người đàn bà xa lạ mà cái tên  vợ nhặt đã
  ghi nhận rõ nét lí lịch độc nhất vô nhị thân phận của  người  phụ  nữ cơ hàn  này và
  cũng ghi  nhận  diện  mạo duy nhất của  cô trong  nền vàn  học Việt  Nam.  Được gia
   nhập xóm ngụ cư, người đàn bà vô danh ấy đã đổi mới gia đình Tràng, khuấy động
   cái xóm ngụ cư nghèo theo chiều  hướng tốt và  mang đến cho gia đình Tràng bao
   điều mới lạ: “Sự sống lan tỏa như nắng bình minh, ấm áp,  hoà hợp, lâng lâng, đầy
   ước vọng, niềm tin...” trong gia đình bé nhỏ của Tràng.

                                                                          287
   283   284   285   286   287   288   289   290   291   292   293