Page 289 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 289
Bao trùm lên toàn thiên truyện là cái nhìn rất đỗi nhân văn về sự tương thân
tương ái. Trong hoàn cảnh khủng khiếp của nạn đói, những con người đói nghèo
quây quần lại để cùng nhau chống lại cái đói. Bữa ăn của họ thật thảm hại (lưng
cơm và cám), bữa cơm ngập trong nước mắt cố nén, nhưng vẫn toát lên sự sẻ
chia, hạnh phúc.
Nhưng hạnh phúc của con người đâu phải được tạo dựng trên sự giả vờ hoặc
cam chịu. Cái nhìn của Kim Lân d đây thật là sâu sắc. ông thấy rõ, con người phải
ý thức được cảnh ngộ để phấn đấu vượt qua. Bữa cháo cám ấy không ru ngủ được
nỗi khốn cùng của họ: ‘Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt
hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy
không ai nói càu gì, họ cắm đũa ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi
tủi hờn len vào tâm trí mọi người”. Tại thời điểm đó, họ nhận thức được nỗi khổ cực
cùng tận của cuộc đời. Câu chuyện tiếp nối bằng chuyện trên Thái Nguyên, Bắc
Giang người ta phá kho thóc của Nhật.
Ba mẹ con của gia đình nghèo đói đó bàn chuyện làm ăn, chuyện Việt Minh
phá kho thóc của Nhật. Ngoài đình, tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập, nhưng trong
lòng họ, ngọn lửa của tình người cao đẹp đã thắp sáng một niềm tin bất diệt vào
ngày mai. Ý nghĩ về một cuộc cách mạng đến trong đầu Tràng: ‘Trong óc Tràng
vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” Câu chuyện chan chứa tình
người ỏ xóm ngụ cư giúp người đọc nhận thức được rằng trong bất kì hoàn cảnh nào
con người vấn có thể vươn dậy nếu họ có đủ tình yêu thương và niềm tin vào một
ngày mai tươi sáng hơn.
LẺ HUY BẮC
III. Xác định bản thể người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim
Lân
Vợ nhặt tập trung quanh câu chuyện của ba ngưòi trong một gia đình ở xóm
ngụ cư. Người đàn bà làm nên chính cái tên của truyện lại không có tên, không có
tuổi. Người đó đại diện cho triệu triệu phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. Từ một
người trong cõi mù mịt, không ai biết được xuất xứ, nguồn gốc xuất thân đã trở
thành vợ Tràng, trỏ thành một nàng dâu hiền thục, một biểu tượng cơ hàn cho
người phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Trước khi về nhà Tràng, người đàn bà ấy ngồi với nhiều phụ nữ nữa ở cửa kho
thóc Liên đoàn “chờ nhặt hạt rơi, hạt vãi”, hay có ai mướn làm công việc gì thì làm.
Khung cảnh xuất hiện đó cho thấy thân phận con người thật rẻ rúng. Cái đói gần
như tước đi hết mọi giá trị sống của con người. Vợ Tràng không phải là trường hợp
cá biệt. Còn có không biết bao nhiêu người phụ nữ phải chịu cảnh ngộ đó. Kim
Lân tái hiện một cảnh đời và cảnh đời đó đại diện cho mọi cảnh cơ hàn, bần khốn
của người phụ nữ trong lòng cái đói cái khổ.
288