Page 287 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 287

lướt qua không biết hắn suy nghĩ thế nào chính là điểm mấu chốt của vấn đề. Đó
       là  nơi  lương  tri  con  người  đang  vừa  chiến  thắng  được thói  ích  kỉ,  dửng  dưng  với
       đồng loại. Tràng đưa người đàn bà xa lạ về đồng thời cũng tiễn đưa mặt trái trong
       hành động tư duy trong chính con người mình.  Hành động đó góp phần đắc lực để
       hoàn thiện nên nhân cách Tràng. Đây chính là một biểu  hiện then chốt của giá trị
       nhân vàn của tác phẩm.
           Hoàn  cảnh  đói  nghèo  lại  cộng  thêm  nạn  đói  nghèo  đang  thả  sức  hoành
       hoành. Ngần ấy đã đủ cho thấy nỗi cùng quẫn của cái xóm ngụ cư nghèo ấy bi đát
       đến  mức  nào.  Trên  bức  phù  điêu  của  sự bi  đát  đó,  Kim  Lân  đà  khắc  tạc  nên,
       những con người với hành động phi phàm: dám hi sinh vì người khác.  Ra thế, trong
       tăm tối vẫn  loé  sáng tình  người,  trong  cùng quẫn vẫn  nuôi  hi vọng  về  ngày  mai.
       Con  người  ta  luôn  tồn  tại  ấy  là  nhờ  lòng  lạc quan  không  hề  nguội  lạnh  ấy.  Thế
       nhưng  việc  Tràng  lấy  vợ,  đúng  hơn  là  việc  Tràng  cưu  mang  một  người  phụ  nữ
       trong hoàn cảnh ấy quả là sự kiện quá sức tưởng tượng của người dân xóm nghèo
       đó:  “Nhìn  theo  bóng  Tràng  và  bóng  người  đàn  bà  lủi thủi  đi về  bến,  người trong
       xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu
       được đòi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên.
       Có cái gì lại lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”.
           Từ hạnh  phúc của  người  khác, cảm thấy  như là  hạnh  phúc của  chính  mình,
       hoặc hi vọng cuộc sống của chính mình cũng sẽ hạnh phúc như thế,... giá trị nhân
       đạo đã được đặt trong thế chiếu ứng. Hạnh phúc của một người cũng là hạnh phúc
       của bao người. Cái xóm ngụ cư ấy sao mà ấm áp tình người! Chỉ có độ lượng, cảm
       thông và thấu  hiểu thì con  ngưởi ta  mới có được sức mạnh để vượt qua  bao gian
       khó của cuộc đời.
           Lạc  quan  vốn  là  một  phẩm  chất  cao  quý  của  người  Việt.  Với  Kim  Lân,  ông
       nâng lạc quan đó thành cứu cánh, thành cơ sở chủ chốt của tính nhân văn. Bởi thê
       một  người  phụ  nữ đói  rách,  một anh  chàng  nghèo  khổ kéo xe  bò thuê gặp  nhau
       cùng dệt ước mộng về tương lai thì thử hỏi còn có cái nhìn nào lãng mạn, yêu đời
       hơn? Với quyết định có phần liều lĩnh, Tràng đã sống đúng bản chất hồn  hậu của
       mình. Đặc biệt sau một đêm, anh thấy yêu thương và gắn bó với cái nhà của mình
       một cách lạ lùng, biết lo lắng, suy nghĩ về hạnh phúc, về tương lai và khao khát đổi
       đời: “Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham  nhở. Vợ hắn
       quét  lại  cái  sân,  tiếng  chổi từng  nhát  kêu  sàn  sạt trên  mặt  đất.  cảnh  tượng  thật
       đơn giản,  bình thường  nhưng  đối với  hắn lại  rất thấm thìa  cảm  động.  Bỗng  nhiên
        hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”.
            Người  đàn  bà  nghèo  khổ vô danh  ấy quả có sức  mạnh  lạ  thường,  hay đúng
        hơn là tình cảm hoà quyện của ba con người trong ngôi nhà ấy lại có sức mạnh lạ
        thường ấy. Tinh yêu (có lẽ kiểu tình cảm này không xuất hiện trong hoàn cảnh ấy),
        tình  người,  sự cảm  thông  và  vị  tha  đã  khiến  cho  ngòi  nhà  trước  đây  ảm  đạm  vì

        286
   282   283   284   285   286   287   288   289   290   291   292