Page 284 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 284

tấm lòng đồng cảm sâu sắc.  ở buổi cuối chiểu  hôm trước,  khi dẫn  người vợ nhặt
    về nhà, trong phút chốc Tràng quên hết mọi đói khổ ê chề trước mắt, chỉ cảm thấy
    tình nghĩa giữa  mình với người đàn bà đi bên. Sáng hôm nay, Tràng nhận ra mình
     mới nên người, lại cảm thấy thương yêu, gắn bó với ngôi nhà của mình một cách lạ
     lùng.  Ngòi  nhà  này là cái tổ ấm che mưa che nắng và Tràng sẽ cùng với vợ sinh
     con đẻ cái ở đấy.
         3.     Đọc  Vợ nhặt, tôi cứ “vẩn vrf’ về vẻ đẹp của  người phụ  nữ, về thiên tính nữ.
     Phụ  nữ là  những  người  được tạo  hóa  sinh  ra  để yêu  thương  và  để được thương
     yêu.  Hiếm bà mẹ giàu lòng bao dung, nhân hậu  như bà cụ Tứ. Cũng không nhiều
     người phụ nữ ý tứ, biết điều như người vợ nhặt - chị ta là người đáng thương, đáng
     trọng chứ không hề đáng ghét, đáng khinh.
         Dù  chỉ xuất  hiện trên  vài trang  truyện  ngắn,  nhân  vật  bà  cụ  Tứ để  lại  trong
     chúng ta  những  ấn tượng  khó thể phai  mờ.  Phải tỉnh táo lắm,  phải  bao dung lắm
     mới có được ý nghĩ này:  người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới
     lấy đến  con  mình.  Mà  con  mình  mới có vợ được...  Vậy là  bà  cụ  Tứ đã  đặt  người
     phụ  nữ kia  cao  hơn  anh  con trai  mình.  Bà  cụ  thương  con trai thì  đã  đành  nhưng
     thật vô cùng nhân hậu khi thương luôn cả người con dâu nhặt... Hãy chú ý câu đầu
     tiên bà trả lời Tràng: “ừ,  thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau,  u cũng
     mừng lòng...” .  Ngay lập tức, bà cụ nhận người phụ nữ kia là con, ghép cuộc đời thị
     vào cuộc đời Tràng, cảm thấy mình phải có trách nhiệm với cuộc đời chúng nó. Bà
     cụ đã an ủi, động viên vợ chồng Tràng chịu khó bảo nhau mà làm ăn bằng cái triết
     lí lạc quan  hồn  nhiên của người dân lao động; ai giàu ba họ,  ai khó ba đời...  Niềm
     vui trước hạnh phúc của các con đã làm rạng rỡ lên gương mặt bấy lâu bủng beo,
     u ám của bà mẹ già. Trên đà vui vẻ, bà cụ quên đi thực tại đói khát nghiệt ngã mà
     cứ suy tính lạc quan về tương lai. Trước khi đi  ngủ, bà bàn với Tràng chuyện mua
     nứa đan phên ngăn nhà. Sáng hôm sau, bà lại tính với Tràng chuyện đóng một cái
     chuồng  gà,  nuôi  một đôi  gà,  ngoảnh  đi  ngoảnh  lại  chẳng  mấy  chốc  sẽ  có  ngay
     một đàn gà.
         Nói tới tình thương con sâu sắc của  người  mẹ  nghèo,  khó thể quên  hình ảnh
     bữa cơm  ngày đói với chi tiết nồi cháo cám. Để kéo dài  niềm vui cho các con và
     cho  chính  mình,  buổi  sáng  ấy  bà  cụ  Tứ đã  lặng  lẽ  chuẩn  bị  trước  một  nồi cháo
     cám.  Khi  mỗi  người  đôi  lưng  cháo  lõng  bông  đã  húp  xong,  bà  cụ  lật  đật  chạy
     xuống  bếp, lễ mễ bưng lên nồi cháo cám còn nghi ngút khói. Vừa  múc cháo cám
     mà  bà  gọi  là  “chè  khoán”  ra  bát,  bà  cụ  vừa  đon  đả  mời  các  con.  Những  tưỏng
     cháo cám sẽ kéo dài niềm vui, song thật bất ngờ, hoàn toàn trái ngược với dự định,
     ý  muốn  của  bà  cụ,  vị  đắng  chát  của  nó  lại  đánh  sập  niềm  vui  vốn  rất  mong
     manh...  Chi tiết nồi cháo cám khiến ta càng thấm thìa tình cảnh đói khổ thê thảm
     của người dân lao động lúc bấy giờ, càng thấm thìa tình thương con thật tội nghiệp
     nhưng cũng thật đáng kính trọng của bà cụ Tứ.

                                                                            283
   279   280   281   282   283   284   285   286   287   288   289