Page 281 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 281

Lối  viết  của  ông  bình  dị,  thiên  về  sự quan  sát  tinh  tế.  Hành  văn  tuân  thủ
      nghiêm  nhặt  bút  pháp  hiện thực,  có  nghĩa  là  luôn tôn trọng  tính  khách  quan của
      hiện thực.
          IV.  Xuất xứ
          Truyện  Vợ nhặt ban đầu có tên là Xóm ngụ cư, được viết dang dỏ và mất bản
      thảo ngay sau Cách mạng tháng Tám. Sau này, tác giả viết lại và đưa in trong tập
      Con chó xấu xí (1962).

          B. TIẾ P  CẬN TÁC PH ẨM
          I-    Vẻ đẹp bất diệt của tình người, của khát vọng sống trong truyện ngắn
      Vợ nhặt
          1.     Một  chuyện  khó  khăn  bậc  nhất  lại  được thực  hiện  một  cách  nhẹ  nhàng,
      chóng  vánh  bậc  nhất. Việc lẽ  ra trang trọng  vô cùng  lại diễn  ra trong  đùa  cợt lạ
      lùng. Ấy có lẽ là cảm nhận rõ rệt đầu tiên khi ta đọc Vợ nhặt của Kim Lân.
          Lạ và bất thường quá chứ;  Một anh chàng ngụ cư nghèo khổ. xấu trai, từ thuở
      cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa từng được một người con gái nào thèm để ý đến, thế
      mà  bỗng dưng được  một người  phụ  nữ theo về  nhà làm vơ hẳn  hoi.  Càng lạ  hơn
      nữa là Tràng nhặt vợ về giữa những ngày đói kém, giữa khi cái chết vì đói còn rập
      rình đe dọa. Thời buổi này, không biết mình có nuôi nổi niình không mà lại còn đèo
      bòng.  Cái chặc lưỡi “Chặc,  kệ!” của Tràng  khi ấy là sự buông xuôi,  sự đành lòng
      chấp nhận một việc đã  rổi... Tính chất độc đáo của tình  huống truyện gắn với cái
      tên “Vợ nhặt”.  Nếu  đặt “Nhặt vỢ” thì “nhặt” là động từ,  danh từ “vỢ’  làm  bổ ngữ.
      Điều  đó có tính  chủ  động,  được tính  toán,  có  “kế hoạch”  trước.  Còn  “Vợ  nhặr?
      Động từ “nhặf’ được tính từ hóa làm chức năng định ngữ.  Nó là sự bị động,  không
      hề được biết trước. Ai mà biết được mình sẽ nhặt được cái gì! Vợ mà lại nhặt - như
      tình cờ bắt được một thứ của rơi của vãi ngoài đường.

          Chính  vì  “vợ  nhặr  nên  Tràng  cứ  ngạc  nhiên.  Mọi  người  trong  xóm  ngụ  cư
      ngạc  nhiên  khi  bỗng  thấy  Tràng  dẫn  người  đàn  bà  lạ  về  nhà  thì  đả  đành.  Song
      chính Tràng - người trong cuộc - cũng ngạc nhiên thì mới lạ.  Khi đã đem người vợ
      nhặt vào nhà,  nhin thị  ngồi  ngay giữa  nhà  mà Tràng cứ đi ra  đi vào  ngờ ngợ như
      không phải thế.” Thậm “Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng
      không ngờ,  hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận ấy thế mà thành  vợ
      thành chồng.  Thậm chí, đến sáng hôm sau ngày có vợ, Tràng vẫn chưa hết ngạc
      nhiên {“Việc hắn có vợ đến hõm nay hắn vẫn còn ngõ ngàng như không phảt’).

          Lạ  và  bất thường  quá  chứ;  chỉ hai  lần  tình  cờ gặp  gỡ,  chỉ mấy  câu  nửa  đùa
      nửa thật mà người đàn bà  nọ đã bám chằng lấy Tràng, đã sẵn sàng trao thân gửi
      phận nơi người đàn ông chưa hề biết cửa nhà, gia cảnh. Đoạn vàn thuật lại hai lần
      “tầm  phơ tầm  phào”  mà  nên  vợ  nên  chồng  vừa  hài  lại  vừa  bi,  đúng  là  một câu
      chuyện  cười  ra  nước mắt.  Cha ông  có câu  “Chết đuối vớ được cọc” .  Đó chính là

      280
   276   277   278   279   280   281   282   283   284   285   286