Page 278 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 278
những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Cái ý thức
về nhân tính bột phát đó bị dội ngay một gáo nước lạnh khi Mị hưống tâm trí mình về
cảnh ngộ thực tại. Cái kiếp phận trâu ngựa sống lại trong Mị da diết hơn bao giờ hết.
Cảm nhận được nỗi khốn cùng ấy, đồng nghĩa với việc Mị xót xa cho thân phận
mình. Không phải ngẫu nhiên mà ý muốn tự sát lại sống dậy mãnh liệt trong Mị tại
thời điểm đó.
Một khi nhân tính được đánh thức theo tiếng sáo bạn tình, “Anh ném pao, em
không bắt / Em không yêu, quả pao rơi rồi...”, Mị quyết tâm sống trọn cảm xúc đó:
“Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng” .
Hành động thắp sáng căn phòng tối này mang tính biểu trưng cao. Ngọn đèn đó
không chỉ thắp sáng căn phòng mà còn chiếu sáng cả ý thức mù mờ của Mị khi đã
phải sống quá lâu trong bóng tối của nỗi đoạ đày. Ý thức phản kháng, không cam
chịu của Mị vì thế luôn tiềm tàng.
“Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chợi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy
hoa vắt ở phía trong vách. A sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ”. Nghệ
thuật kể chuyện đã đạt đến đỉnh cao trong việc dựa vào tâm trạng để khắc hoạ
hành động, ngoại hình. Lời kể là của người kể chuyện nhưng được kể theo mạch
cảm xúc của nhân vật. Vậy nên người đọc có thể hình dung rõ hành động cũng như
diễn biến tâm trạng của nhân vật. Qua đó người đọc còn thấy rõ tình cảm tác giả
dành cho nhân vật của mình..
Tương phản với Mị, hay đúng hơn là ịực cản đối với Mị, A sử là hiện thân của
cái ác, của hung thần, của thế lực bạo ngược. Việc A sử xuất hiện ngay tại thời
điểm Mị chuẩn bị đi chơi đã đẩy xung đột lên đến đỉnh điểm. Đưa Mị từ thế giới
mộng ảo đối mặt với thực tại phũ phàng. Chỉ sau câu hỏi “Mày muốn đi chơi à?” và
không đợi câu trả lời, A sử đã trói đứng Mị bằng những sợi đay ngay thời điểm khát
vọng sống vừa được nhen nhóm.
Khát vọng sống một lần nữa bị chặn lại. Lần này khủng khiếp hơn. Bởi trước
đó trong nhà thống lí đã có người bị trói cho đến chết. Mị sợ chết. Điều đó đồng
nghĩa với việc khát vọng sông trong Mị vẫn chưa hoàn toàn tắt. Nó vẫn tiềm tàng
đâu đó chờ ngày khởi phát. Đầu mối của sự đánh thức ấy là A Phủ, một con người
đồng cảnh ngộ với Mị.
A Phủ vì tội đánh A sử con quan nên bị làng phạt vạ một trăm bạc trắng. A Phủ
trở thành người ở nợ cho Pá Tra. Một năm rừhg động, A Phủ để hổ bắt mất một con
bò. Pá Tra đã trói đứng anh vào một cái cọc bằng một cuộn mây. Mấy ngày đêm trôi
qua, A Phủ sắp chết đau, chết đói, chết rét.
Những đêm khuya, Mị ra thổi lửa. Mị đã thấy A Phủ bị trói. “Mấy đêm nay như
277