Page 274 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 274
A Phủ tựa như một hình nhân. Sự ác độc của Pá Tra quả thật không thể diễn
tả nên lời. Hắn không giết ngay A Phủ mà để cái chết đến từ từ. Một cái chết
khủng khiếp dành cho bất kì ai phạm lỗi với hắn.
Giống Mị, nỗi đau của A Phủ cũng gồm cả về thể xác lẫn tinh thần. Từ góc độ
này, Mị và A Phủ là cặp nhân vật đồng cảnh ngộ. Dưới sự áp bức của gia dinh
thống lí Pá Tra, Mị tê liệt sức phản kháng khi ỏ lâu trong cái khổ thì A Phủ cũng
vậy. Từ một chàng trai ngang tàng, khoẻ khoắn như núi rừng, không chịu khuất
phục trước cường quyền, A Phủ đã trở thành một con người chỉ biết can tâm chịu
đựng. Anh như con trâu, con ngựa đã bị đóng cương, không dám trái lời chủ.
Tội ác của những kẻ cẩm quyển ở đây là thui chột đi khát vọng sống, ý thức
làm người của cả Mị và A Phủ. Sự tô cáo tội ác của chê độ mà điển hình là cha
con thống lí Pá Tra hiện lên cụ thể và trực tiếp. Dưới sự bạo hành của chúng,
những mảnh đời lương thiện bị vùi lấp. Cuộc sông con người trỏ thành nỗi đày đoạ,
thành địa ngục trần gian mà con người không thể nào thoát ra được.
Không dừng lại ở việc nắm bắt và phơi bày bản chất của cuộc sống, giá trị
hiện thực của Vợ chồng A Phũ còn được thể hiện qua cách thức tái hiện quy luật
đấu tranh xã hội: có áp bức, có đấu tranh; có thống trị tàn bạo, có vùng lên quật
cường. Đến đây, Tô Hoài trình xuất thêm một một cái nhìn sâu sắc và chan chứa
lòng nhân đạo. Ây là ông khẳng định phẩm chất con người sẽ không bao giờ mất
đi dẫu cho kẻ thống trị có đang tâm giày xéo họ đến mức nào chăng nữa.
ở đây có cái nhìn biện chứng về quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách. Bị đày
ải lâu ngày trong một thế giối không có nhân tính, vắng hết tình người, cả Mị lẫn A
Phủ đều trỏ thành những con “rùa” an phận, thiếu ý thức đấu tranh, thậm chí vô
cảm trước cả nỗi thống khổ của bản thân lẫn người khác.
Nhưng khi bị đẩy đến đường cùng, trong sự loé sáng của tình người, con người
lương thiện sẽ tự vùng dậy. Cuộc giải thoát của Mị dành cho A Phủ cũng là tự giải
thoát cho chính mình. Khỏi nguồn của sự giải thoát đó chính là sự đánh thức lương
tri của con người khi chứng kiến nỗi bi đát tột cùng của đồng loại. Khi chưa cảm
thông nhau, Mị và A Phủ là hai thực thể cô đơn, cô độc, yếu ớt và đầy mong manh
trước các thế lực bạo tàn, nhưng khi cùng chạy thoát khỏi Hồng Ngài, họ là những
người ý thức trọn vẹn giá trị và quyền làm người của mình. Họ trở thành những con
người mới. Những người tự chịu trách nhiệm trước cuộc sống của chính mình.
2. Trong giá trị hiện thực này, nhà văn đã làm phát lộ các nội dung của giá trị
nhân đạò. Đổng cảm với nỗi khổ của nhân vật, người viết đã dành cho họ những
trang viết đầy nhân ái trước cảnh ngộ bi thiết và đầy phẫn nộ trước tội ác của
những kẻ áp bức tham tàn. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, giá trị nhàn đạo của
tác phẩm còn được ghi nhận qua cái nhìn mới về Tây Bắc và con người Tây Bắc.
273