Page 272 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 272
kẻ nắm quyền lực thời đó. Xã hội đốn mạt đã cho chúng sức mạnh để chúng tác
oai tác quái trên số phận của dân nghèo.
Hình thức bóc lột của bọn chúa đất phong kiến là cho vay nặng lãi để cột chặt
kiếp nô lệ của người dân miền núi. Kèm theo việc cho vay đó là tục lệ trình cúng
ma. Khi người dân ngu muội tin vào chuyện ma quái đó thì bọn giàu có độc ác
càng có cơ hội nô dịch họ. Một sự thật đau lòng diễn ra không hề cá biệt là khi ai
đó liều mình đi vay nợ thì vĩnh viễn số phận họ và cả số phận đời con đời cháu họ
cũng không thể thoát được kiếp ngựa trâu cho bọn nhà giàu. Chính xã hội thực
dân nửa phong kiến trao cho chúng cái quyền phi lí đó.
Mị không dám phản ứng vì về đạo lí đấy là mon nợ Mị phải trả như một cái án
truyền kiếp mà cô phải gánh lấy từ trong trứng nước, về phương diện thần quyền,
Mị còn bị bọn thống trị ràng buộc, áp chế bởi nhũmg hủ tục mê tín. Nghĩ rằng bố
con Pá Tra đã “trình ma” mình là người của nhà nó thì Mị chỉ còn biết làm thân trâu
ngựa cho nhà chúng mãi tới lúc chết mà thôi. ■■ '
Bước chân về, đúng hơn là bị cưỡng bíte về nhà thống lí Pá Tra, Mị bị đày đoạ
cả về thể xác lẫn tinh thần. Là cori dâu chỉ trên daiíh líghĩa, thực chất Mị chỉ là tôi
tớ, người suốt ngày quần quật làỊiỊ củá cấLyật'Chất cho nhà thống lí Pá Tra.
Thân Mị, cũng như nhiều phu nữ klìác tr^hg gỉâ*đlrth ấy, không bằng thân trâu,
ngựa: “Con ngựa, con trâu lànri òó lúc, đêrti.nó èòn được đứng gãi chân, đứng nhai
cỏ, đàn bà con gái nhà này thì VÙI vào việc làm cả đêm cả ngày” . Dĩ nhiên, đấy chỉ
là thân phận của những ngưối phụ nữ nhừ Mị' những người bị cha con nhà Pá Tra
bắt về “cúng ma”. ' ị '''
Nỗi đau vật chất tuy đã rẩf khủng khiếp, nhưng nỗi đau về mặt tinh thần lại
càng khủng khiếp hơn. Nhà vằn vô cùng xót xa trước nỗi khổ tinh thần của Mị. Mị
không biết đến hạnh phúc, cái hạnh phúc mà lẽ ra Mị đã có quyền hưởng với
người Mị yêu như bao cô gái xinh đẹp khác. Mị không được biết đến khung cảnh
tươi tắn của cuộc sống bình yên bên ngoài, dẫu chỉ là một niềm vui bé nhỏ. Mị
không hề có ý thức về thế giới thực tại, không hề nghĩ đến tương lai.
Cuộc sống Mị dần dần buông xuôi theo số phận. Vô thức về thời gian (không
biết bị bắt làm dâu từ năm nào), vô thức cả về không gian: “cái buồng Mị nằm, kín
mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy
trăng trắng, không biết là suơng hay là nắng”. Một không gian đóng kín, cách bức,
giam hãm sự sống chính đáng của con người. Căn buồng ấy là biểu tượng cho cả
hiện tại và tương lai bê tắc của Mị. Nó không chỉ giam hãm thân xác Mị, mà còn
đày đoạ cách lì tâm hồn Mị với cuộc đời, nó tù hãm tuổi thanh xuân và sức sống
của cô; “Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao
giờ chết thì thôi” . Nỗi thống khổ của Mị là biểu tượng cho nỗi thống khổ của mọi
271