Page 275 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 275

Khung  cảnh  rừng  núi và  người  dân thiểu  số tự bao  đời  trong  nhận  thức  của
      mọi  người  là  mảnh đất thiêng  nước độc, cuộc sống tăm tối,  xa  lạ  với văn  minh...
      Nhưng  trong  con  mắt Tô  Hoài,  đó  là  miền  đất thơ  mộng,  hùng  vĩ với  mùa  xuân
      đẹp, gỢi cảm:  ‘Irong các làng  Mèo Đỏ,  những chiếc váy  hoa đã đem ra  phơi trên
      mỏm đá xoè  như con bướm sặc sỡ [...]. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay,  cười ầm trên
      sân chơi trước'nhà.  Ngoài đầu  núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ  bạn đi chơi.  Mị
      nghe tiếng  sáo vọng  lại,  thiết tha  bồi  hồi.  Mị  ngồi  nhẩm  bài  hát của  người  đang
      thổi”.

          Tiếng  hát,  tiếng  sáo  vang  lừng  ngây  ngất lòng  người  trong  những  “đêm tình
       mùa  xuân  đã  tới”.  Con  người  và  cảnh  vật  Tây  Bắc  đẹp  về  nhiều  phương  diện.
       Cảnh vật hoang sơ và nét văn hoá truyền thống đã khơi dậy nét say đắm cho tâm
       hồn và năng lực lao động của những con người nơi vùng núi cao.

           Cái nhìn mới ấy luôn  gắn với  lòng thương cảm.  Không  có Tnối đồng  cảm với
       những thân  phận cơ hàn, Tô Hoài sẽ không thể tái hiện được bức chân dung sầu
       thảm của  kiếp  người  lao động,  cũng  như khơi gợi được nỗi  căm  phẫn  trong  lòng
       người đọc trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ thống trị,  những kẻ coi tính
       mạng  người  như cỏ  rác,  coi  ý  muốn của chúng  là mệnh  lệnh tối  thượng  trên  cõi
       đời.

           Miêu  tả  những  đoạn  độc thoại  nộl tâm  của  Mị,  tác  giả  nhập  vào tâm  trạng
       nhân  vật để  nói  lên  nỗi  lòng  vừa đau  đớn,  vừa thiết tha  của  nhân  vật  đồng thời
       cũng là sự xót xa của chính  mình. Không có lòng yêu thương con  người tha thiết,
       thì không có những trang văn “máu chảy”, lay động lòng người đến vậy.

           Như một logíc tất yếu, càng yêu thương, trân trọng con người bao nhiêu thì Tô
       Hoài càng lên án gay gắt những thế lực chà đạp quyền sống con người bấy nhiêu.
       Yêu  thương  gắn  với  ngợi  ca,  tình  cảm  đó xuất  phát  từ thái  độ  trân  trọng  và  tin
       tưỏng vào con người. Như thế,  Vợ chồng A Phủ là bài ca ca ngợi con người, nhưng
       đồng thời cũng là bản án kết tội những kẻ lợi dụng thần quyền, cường quyền, công
       quyền... để biến con người thành nô lệ cho chúng.
           Niềm tin  vào con  người được thể  hiện qua việc  khắc  hoạ  sức sống tiềm tàng
       bên trong của  nhữhg  con  người thấp cổ bé  họng,  những  người đang  dần dấn  sâu
       hơn và con đường nô lệ, thậm chí là đang đánh mất dần nhân tính.
           Khai thác thế giới ý thức chìm ẩn của nhân vật, tác giả đã phát hiện niềm khao
       khát sống của họ. Bề ngoài tuy phải lặng lẽ chịu đựng cuộc sống đày đoạ của kiếp
       trâu ngựa, nhưng khồng phải vì thế mà Mị và A phủ đánh mất ước vọng được sống
       một cuộc đời tử tế. Sau khi nghe tiếng sáo của nhũrng đêm tình mùa xuân, lòng Mị
       sống  lại  những  ngày trưóc:  “Tai  Mị văng vẳng tiếng  sáo gọi  bạn  đầu  làng.  Ngày
       trưốc,  Mị thổi sáo giỏi.  Mùa xuân  này,  Mị uống  rượu  bên  bếp và thổi sáo.  Mị  uốn

       274
   270   271   272   273   274   275   276   277   278   279   280