Page 273 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 273

người phụ nữ miền núi trong xã hội cũ.  Phát hiện ra điều này, đồng nghĩa với việc
       nhà văn đứng về  phía  những thân  phận cơ hàn ấy để nói lên tiếng  nói đòi quyền
       sống chính đáng của con người.
           Cũng như Mị,  cuộc đời A Phủ điển hình cho nỗi khổ của  người đàn ông miền
       núi. Yêu chuộng tự do và lẽ công bằng, A Phủ đánh A sử, con thống lí khi hắn có
       hành vi ngang ngược.  Nhưng ngay lập tức, A Phủ  phải đối diện vối một kết cục bi
       thảm, cái kết cục của một thứ chân lí quái gở: chân lí thuộc về kẻ mạnh. A Phủ bị
       trói,  bị  đánh,  bị  phạt vạ  100  đổng  bạc trắng  chỉ vì tội  đánh  con  quan.  Đấy  là  cả
       khối tài sản lớn.  Món  nợ đó, cũng như nợ của bố mẹ Mị là tiền đề cho sự nô dịch
       mà thống lí Pá Tra áp đặt lên anh.  Không có tiền, anh phải ở cho nhà thống lí trừ
       nợ.  Từ đó, A Phủ  bước vào địa  hạt của cái nợ truyền  kiếp. Đây là  lời  phán quyết
       của thông  lí  Pá  Tra:  “Mày không  có trăm  bạc thì tao cho mày vay để  mày ở  nợ.
       Bao giờ có tiền giả thì tao cho mày về, chưa có tiện trả thì tao bắt mày ỏ làm con
       trâu, con ngựa cho nhà tao. Đời mày, đời con mày, đời cháu mày tao cũng bắt thế,
       bao giờ hết nợ tao mới thôi” .
           Kèm theo nghi thức vay nợ lạ lẫm đó là  nghi thức cúng ma lạ đời mà đã từng
       ràng  buộc Mị;  “A  Phủ cúi sờ lên đổng  bạc trên tráp, trong  khi  Pá Tra  đốt  hương,
       lầm rầm khấn gọi ma về nhận  mặt người vay nợ.  Pá Tra khấn xong, A Phủ  cũng
       nhặt xong bạc” rồi đặt xuống,  Pá Tra lạl trút chỗ bạc ấy vào lại trong tráp. Sự ràng
       buộc bằng thần quyền kết hợp vói quân quyền độc đoán là phương thức hữu  hiệu
       để giai cấp thống trị nô dịch tàn hại dân nghèo.
           Đi ở trừ nỢ cho nhà thống lí Pá Tra, cuộc sống tự do của A Phủ chấm dứt. A
       Phủ phải làm quần quật ở ngoài rừng. Cuộc sống nô lệ đó được đẩy lên đỉnh điểm
       khi A Phủ làm mất một con bò.  Pá Tra không cho anh cơ hội chuộc lỗi lầm. A Phủ
       bị trói, bị đánh, bị bỏ đói,  bỏ khát mấy ngày liền chờ chết... chỉ vì làm mất một con
       bò.  Sức tố cáo tội ác bọn cường  hào tập trung  nhất ở chi tiết này. Thân phận con
       người trong mắt chúng  không  bằng thân  phận  một con vật. ở  đây có sự so sánh
       tương đồng giữa  Mị và A Phủ.  Hai mảnh đời bị đẩy vào nhà thống lí Pá Tra không
       được  xem  như là  những  con  người  bình  thường  nữa.  Họ  ở  dưới  mức  người.  Họ
       không được đối xử như một con người. Sự chà đạp lên nhân quyền con người quả
       là hết chỗ nói.
           Hình phạt thống lí Pá Tra dành cho A Phủ chẳng khác gì cách thức phạt phạm
       nhân  thời trung  cổ:  A  Phủ  vác  ra  cái cọc gỗ  rồi  lấy cuộn  dây  mây trên  gác  bếp
       xuống. Tự tay A  Phủ  đóng cọc gỗ xuống  bên cột.  Pá  Trá vẫn  đứhg  đấy,  bấy giờ
       đẩy A Phủ vào chân cột,  hai bàn tay bắt ôm quặt lên.  Rồi dây mây quấn từ chân
       lên vai, chỉ còn cái cổ và đầu hơi lúc lắc được. Đàn bà trong nhà, mỗi khi qua đều
       cúi mặt. Không một ai dám hỏi, cũng không ai dám nhìn ngang mặt.

       272
   268   269   270   271   272   273   274   275   276   277   278