Page 270 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 270

vợ CHỔNG A PHỦ

                                                                     TÒ HOÀI

        A. K IẾ N  THỨ C BỔ TRỢ

        I- Tác  giả:  Tô  Hoài tên  khai sinh  là  Nguyễn  Sen,  sinh  nàm  1920,  người  Hà
    Nội  (bút danh Tô  Hoài gắn với  hai địa danh;  sông Tô Lịch và  phủ  Hoài Đức). Tô
    Hoài là  một nhà văn có nguồn sáng tạo dồi dào,  một cây  bút văn xuôi  hàng  đầu
    của nền văn học hiện đại Việt Nam.
        Xuất thân  trong  một gia  đình  thợ thủ  công,  vào tuổi  thanh  niên,  Tô  Hoài  đã
    phải  làm  nhiều  nghề  để  kiếm  sống:  dạy  trẻ,  bán  hàng,  kế toán  hiệu  buôn,...  và
    nhiều khi thất nghiệp.
        Đến  với  văn ^ương,  Tô  Hoài  làm thơ và  sáng tác truyện  theo  kiểu  võ  hiệp
    những  không  thành  công,  ông  nhanh  chóng  được  người  đọc  chú  ý,  nhất  là  với
    truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc.
        Trong  kháng  chiến  chống  Pháp,  ông  chủ  yếu  hoạt  động  trong  lĩnh  vực  báo
    chí, nhưng vẫn có một số thành tựu văn học quan trọng như Tmyện Tây Bắc.
        Tính từ khi khỏi nghiệp văn vào năm  1940 cho đến nay, Tò Hoài chuyên viết
    và có đóng góp đặc sắc trên bốn mảng đề tài: vùng quê ngoại thành Hà Nội - hiện
    tại và lịch sử,  miền  núi Tây Bắc, Việt Bắc trong cách mạng,  kháng chiến và dựng
    xây chủ nghĩa xã hội; sáng tác cho thiếu nhi; chân dung và hồi ức.
        Trước Cách mạng, Tô Hoài nổi tiếng với mảng sáng tác cho thiếu nhi, đặc biệt
    là truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
        Sau nàm 1945, có Truyện Tày Bắc, Mười năm, Miền Tày, Cát bụi chân ai,...

        Năm  1996,  ông  được  Nhà  nước  Việt  Nam  phong  tặng  Giải  thưởng  Hổ  Chí
    Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).

        II- Phong cách; Tô Hoài là nhà văn đa phong cách, ông viết truyện thiếu nhi,
    truyện  người  lớn. Thể loại  nào cũng để lại dấu ấn  riêng. Tuy nhiên cũng như tính
    cách ông, văn  phong ông điềm đạm, giản dị, trong sáng, đầy cảm xúc,  hóm  hỉnh
    với nhiều triết lí thâm trầm.
        ông yêu chữ và cố công tích cóp chữ của cõi nhân sinh để làm giàu cho trang
    viết của mình, ông tâm sự; “Suốt đời tôi chỉ làm một người nhặt chữ. Văn chương
    nghệ thuật thì vô cùng nhưng suy cho cùng phải là người giỏi chữ. Anh có tư tưỏng
    lớn lao đến đâu mà không giỏi chữ, anh không thể trở thành nhà văn” .
        Vốn là nhà văn rất thành công với mảng truyện viết cho thiếu  nhi,  nơi đòi hỏi
    một lối viết dung dị, đầy chất thơ, Tô Hoài lại rất thành công với  mảng truyện Tây

                                                                           269
   265   266   267   268   269   270   271   272   273   274   275