Page 266 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 266

sự sống vĩnh  hằng đang được tạo ra.  Ngay ngày mai, tử tù  Huấn Cao đã  ra pháp
   trường,  nhưng  sự sống  mà  ông  để lại thì  bất điệt. Từ bàn tay của  một con  người
   sắp về cõi chết, sự sống đã nảy mầm và sinh sôi.
  ,    Cũng chính ở nhà lao này, thiên lương của ba con người đang chụm đầu bén
   tấm lụa  kia đã chiến thắng và đẩy lùi cái ác.  Cuộc hạnh  ngộ giữa  họ là một bằng
   chứng khẳng (ĨỊnh luật pháp của nhà tù đã không còn ý nghĩa, cái ác đã không còn
   chốn nương thân.
       Đổng  thời,  cảnh  cho  chữ cũng  đánh  dấu  sự đổi  ngôi  trên  phương  diện  uy
   quyền.  Quyền  lực đã  được chuyển tư tay  người coi tù  sang tay  kẻ tử tù.  Kẻ  nắm
   sinh mạng người khác thì “khúm núm”,  người bị tước mọi thứ quyền thì ung dung,
   đường bệ. Có thể nói, mọi trật tự đã bị đảo lộn. Tác giả của sự ‘Ihay bậc đổi ngôi”
   ấy, không ai khác, chính là cái đẹp của Nghệ thuật và tình người.
       Vẻ  đẹp  của  nhân  vật  Huấn  Cao,  như trên  đã  phản  tích,  tỏa  sáng  rạng  ngời
   nhất chính ở đoạn cho chữ này.  Không chỉ dồn hết tài hoa, tâm  huyết vào những
   nét chữ bay bổng, phóng khoáng kia, “nó nói lên cái hpài bão tung hoành của một
   đời  con  người”,  sau  khi  viết  chữ xong,  Huấn  Cao  dòr\ “đỡ viên  quản  ngục  đứng
   thẳng ngưòi dậy và đĩnh đạc” cất lên những lời gan ruột: “ở đây lẫn lộn. Ta khuyên
   thầy Quản nên thay chốn ở đi... Thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ỏ đã, thầy hãy
   thoát khỏi cái  nghề  này đi  đã,  rồi hây nghĩ đến chuyện chơi  chữ.  ở đây,  khó giữ
   thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.
   Những  lời  khuyên  chân tình  ấy cũng có thể xem  là  những  lời trăng trối cuối cùng
   của ông Huấn.  Nó vừa chân thành, lại vừa bất lực, đau xót.  Nó là một lời thú nhận
   của một kẻ tài hoa, một đấng yêng hùng vể nỗi bất lực trước thời cuộc.
       Cảnh tượng  cho chữ đâ thực sự trở thành “nhãn tự’ của tác phẩm.  Dồn  nén
   trong  đoạn  văn  ngắn  này  là  những  tình  huống  đầy  kịch  tính,  là  những  xung  đột
   cũng như sự hòa giải xung đột, là những phép đảo ngược, trái chiểu...; tất cả được
   tạo  nên  bằng  những thủ  pháp  nghệ thuật  đặc sắc  như tương  phản,  đặc tả,  khả
   năng dàn cảnh, dựng chuyện, tả người sinh động, nghệ thuật điện ảnh, điêu khắc,
   hội họa..., cùng với ngôn ngữ mang đậm màu sắc cổ kính, bi tráng.
       Tác phẩm khép lại nhưng gieo vào lòng người đọc sự vững tin rằng cái Đẹp là
   vĩnh hằng và bất khả chiến bại, tin rằng “cái Đẹp sẽ cứu vãn thê giới” (Đốt-xtôi-ép-
   xki).  Đằng  sau  lớp  màn  sương  huyền  thoại  về  những  nhân  vật  lịch  sử một  thời
   vang bóng của Chữ người tử tù là bóng dáng của nhà văn. Đó là một tinh thần dân
   tộc đậm đà kín đáo gửí gắm vào những nhâ thú văn hóa thẩm mĩ truyền thống của
   dân tộc, là thái độ bất hòa với chế độ xã hội đương thời và sự kính trọng những con
   người tài  hoa,  khí phách,  thiên  lương. Đó cũng  chính  là  cái Tâm  đáng  quý trọng
   của nhà vàn tài hoa độc đáo Nguyễn Tuân.

                                            NG UYỄN T H Ị TU Y Ế T NH UN G



                                                                          265
   261   262   263   264   265   266   267   268   269   270   271