Page 261 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 261

thành,  cởi  mỏ và  đầy thiện tâm.  Lần đầu tiên từ khi xuất hiện,  ông  Huấn  có  một
      biểu  hiện cảm xúc,  đó là cái “mỉm cười với thầy thơ lại”.  Những  lời  mà ông  nói ra
      sau đó là  những  lời gan  ruột.  Huấn  Cao đã chân thành  bày tỏ  sự cảm  động của
      mình:  ‘Ta  cảm  cái tấm  lòng  biệt  nhỡn  liên tài  của  các  người.  Nào ta  có biết đâu
      một  người  như thầy  quản  đây  mà  lại  có  những  sở thích  cao quý  như vậy.  Thiếu
      chút  nữa,  ta  đã  phụ  mất  một  tấm  lòng  trong  thiên  hạ”.  Câu  nói  dường  như vừa
      thoáng  một chút ân hận vì đã đối xử khinh ngạo với quản  ngục,  lại vừa rưng  rưng
      niềm cảm động. Đó là cách ứng xử đầy tôn trọng và trân trọng của  một tấm lòng
      trước  một tấm  lòng,  của  một thiên lương trước  một thiên  lương.  Là  một  người tài
      hoa, độc đáo, sống mạnh  mẽ,  phóng khoáng, vậy mà ông  Huấn lại dành cho “kẻ
      thù” của  mình  những  lời tri  ân cảm động  như thế,  quả  là  hiếm và  đáng  quý!  Nói
      như Cao Bá  Quát:  “Nhất sinh đẽ thủ  bái mai  hoa”  (Cả cuộc đời chỉ cúi đầu trước
      hoa mai), ỏ đây, Huấn Cao cũng đã “cúi đầu” trước nhân cách và sở thích cao quý
      của quản ngục và thơ lại. Cái cúi đầu ấy làm con người trỏ nên lớn lao hơn, đẹp đẽ
      và giàu chất nhân văn hơn.
          Cũng qua lời tâm sự của Huấn Cao với thầy thơ lại, ta biết thêm về nhân cách
      đáng trọng của con người này. ông đã nói: “Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không
      vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới
      viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”.
      Một kẻ coi thường tiền  bạc và  quyền lực,  một người chỉ trọng  nghĩa  khí,  tấm lòng
      và cái Đẹp. Con người này có thể tạo ra cái Đẹp và luôn luôn trân trọng đối với cái
      Đẹp.  Ông xem  những con chữ của  mình  như một thứ quà tặng  để đáp  lại  những
      tấm lòng,  những  nhân  cách.  Chính vì vậy,  Huấn Cao đã  không  đắn đo  khi  quyết
      định cho chữ viên quản  ngục ngay trước ngày ra  pháp trường  lĩnh án tử hình.  Có
      thể nói, suốt cuộc đời con người phi thường này, ông chỉ tôn thờ duy nhất cái “đạo
      sống” của người tài tử: coi cái Đẹp là tôn giáo và chỉ biết cúi đầu trước một thứ, đó
      là tấm lòng. Cái “đạo sống” của tài tử Huấn Cao hay cũng chính là “đạo sống” của
      người nghệ sĩ tài hoa, độc đáo Nguyễn Tuân?
          Không chỉ thế, thiên lương của Huấn Cao còn có khả năng làm bừng sáng vẻ
      đẹp  của  người  khác.  Bằng  khí phách  của  mình,  Huấn  Cao  đã  biến  buồng  giam
      thành  một chốn dừng  chân.  Còn bằng thiên lương  của  mình,  ông  đã  biến  nhà tù
      trở thành một thế giới thân thiện, thành nơi gặp gỡ của những tấm lòng tri âm. Con
       người này có một sức cảm hóa rất lớn, khiến chc ngục quan mặc dù bị sỉ nhục vẫn
      tỏ ra tôn kính. Truyện ngắn Chữ người tử tù dựng nên hai thế giới đối lập nhau: một
      thế giới  của  xấu  xa,  tội  ác,  cường  quyền,  một thế giới  của  tấm  lòng  và  cái Đẹp.
       Người có khả năng làm đảo lộn hai thế giỏi ấy. không ai khác, chính là Huấn Cao.
          Tác  phẩm  khép  lại  bằng  cái  cúi  đầu  của  viên  quản  ngục  trước  người  tử tù


       260
   256   257   258   259   260   261   262   263   264   265   266