Page 260 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 260

Một lời nói đầy kiêu ngạo và thách thức! “Khi nói câu mà ông cô ý làm ra khinh bạc
   đến  đilu,  ông  Huấn  đã  đợi  một trận lôi  đình  báo thù  và  những thủ  đoạn tàn  bạo
   của  quan  ngục  bị  sỉ  nhục” .  Nhưng  “đến  cái  cảnh  chết chém,  ông  còn  chẳng  sợ
   nữa là những trò tiểu nhân thị oai này”.  Huấn Cao hiện lên với tầm vóc sừng sững,
   uy nghi của  người  anh  hùng  Từ Hải “chọc trời  khuấy nước  mặc dầu - dọc  ngang
   nào biết trên đầu có ai”, ông đã biến bốn bức tường của nhà lao trở thành rnột thứ
   vô nghĩa, biến luật lệ của nhà tù trở thành con số 0.
       Trước cường quyền là thế. Ngay cả trước cái chết, Huấn Cao vẫn thể hiện một
   bản lĩnh vững vàng,  không lay chuyển của một bậc trượng phu. ông đón nhận tin
   sáng sớm mai sẽ bị giải vào Kinh lĩnh án tử hình cũng thật nhẹ nhàng, thanh thản
   như đang thực hiện một hành trình đi vào cõi bất tử. Và ngay ỏ đêm trước của buổi
   hành hình, giữa chốn đề lao tăm tối, Huấn Cao đã để lại những nét chữ vuông vắn,
   tươi tắn,  bay  bổng  như để  lại  những  di vật thiêng  liêng của  một đời tài  hoa,  tung
   hoành. Ông đã bất tử trong tư thế của một đấng anh hùng- nghệ sĩ.

       Được lấy từ nguyên mẫu Cao Chu Thần (Cao Bá Quát)- một vị anh hùng sống
   ỏ thế  kỉ XVIII,  nhân  vật  Huấn  Cao  dưới  ngòi  bút  của  Nguyễn  Tuân  còn  được tô
   đậm  bỏi  những  đường  viền  rực  rỡ của  chủ  nghĩa  lãng  mạn.  Đó  là  hình  mẫu tiêu
   biểu và đẹp đẽ của bậc hào kiệt “phú quý bất năng dâm,  bần tiện bất năng di,  uy
   vũ bất năng khuất”.

       1.3.  Vẻ dẹp thiên tuơng
       Thiết tưởng  chỉ với  hai  nét đẹp trên,  Huấn  Cao đã  đủ tạo  nên  ấn tượng  sâu
   đậm, bất tử trong lòng độc giả. Nhưng Nguyễn Tuân chưa dừng lại ỏ đó. ông tiếp
   tục hoàn thiện bức chân dung về nhân vật bằng vẻ đẹp của thiên lương bền vững.
   Đây cũng là  nét đẹp làm nên tầm vóc cao quý của ông  Huấn, làm cho Huấn Cao
   “người”  hơn,  mà  cũng  phi thường,  đẹp  đẽ  hơn,  bởi  đó  không  phải  là  một “người
   khổng lồ không tim” mà hơn ai hết, đó chính là con người biết nâng niu, trân trọng
   nhũmg nhân cách sáng đẹp, “những tấm lòng trong thiên hạ”.
       Trước hết, đó là thiên lương tự tỏa sáng từ con người Huấn Cao.
       Ta  đã  bắt gặp  một  Huấn  Cao tỏ  rõ thái  độ lạnh lùng,  kiêu  bạc, thậm chí coi
   khinh  những trò “tiểu  nhân thị oai” của  bọn  lính  lệ cũng  như hành  động  kì  lạ của
   viên quản ngục. Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài. Sự biệt đãi và thái độ nhịn nhục của
   người coi tù thực chất đă khiến cho ông Huấn phải nghĩ ngợi nhiều. Có thể xem đó
   là biểu hiện đầu tiên của một người không vô tình, không nhẫn tâm như mọi người
   nhầm tưởng.  Rồi sau  khi  nghe câu chuyện của thầy thơ lại,  nhận  ra  sở thích cao
   quý và tấm  lòng  “biệt  nhỡn  liên tài” của  ngục quan,  Huấn  Cao đã  thay đổi  hoàn
   toàn  thái  độ.  Nhà  văn  đã  cho  chúng  ta  gặp  gỡ  một  Huấn  Cao  khác,  rất  chân


                                                                          259
   255   256   257   258   259   260   261   262   263   264   265