Page 262 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 262
Huấn Cao và những lời cảm động: “Kẻ mê muội này xin bái fĩnh!”. Đó là bằng
chứng rõ nét nhất về khả năng cảm hóa và làm bừng sáng thiện lương ở người
khác của nhân vật Huấn Cao. Điều mà con người này ban tặng cho cuộc đời
không chỉ là cải đẹp của nghệ thuật thư pháp mà còn là khả năng cứu rỗi những
cuộc đời khác.
Như vậy, xuất phát từ một nguyên mẫu trong lịch sử, Nguyễn Tuân đã sáng
tạo nên hình tượng nhân vật Huấn Cao. ở con người này, từ cử chỉ, hành động
đến ngôn ngữ, từ nét chữ đến phong thái... đều toát ra một vẻ đẹp vừa phi thường,
vừa bình dị, vừa anh hùng, vừa nghệ sĩ, bên cạnh cái hùng có cái bi, tính vốn
khoảnh mà lại trân trọng kẻ “biệt nhỡn liên tài”, coi thường vàng bạc quyền uy mà
lại đề cao tình bằng hữu, đến chết vẫn nghĩa khí và giữ trọn thiên lương. Nguyễn
Tuân đã dàn cảnh, tả người và kể chuyện, sử dụng nhữhg ẩri dụ so sánh, những
tình tiết đan chéo, ràng buộc vào nhau, tạo nên một không gian nghệ thuật cổ
kính, bi tráng, từ đó nâng nhân vật Huấn Cao lên một tẩm vóc lịch sử. Đây cũng là
nhân vật kết tinh tài năng, phong cách và tư tưởng về con người của nhà văn.
2. Nhân vật viên quản ngục- “ một tấm Ịòng trong thiên hạ”
Là nhân vật phụ của truyện ngắn, nhiing nhân vật qụản ngục lại có một sứ
mệnh nghệ thuật không nhỏ. Nếu Huấn Caò là hình ảnh của những người có khả
năng tạo ra cái Đẹp thì viên quản ngục lại iậ biểụ tượng của người biết thưởng thức
và cảm nhận cái Đẹp. Chính vì vậy,-nhân vật này tạo thành một cặp tương đồng
và tương xứng với Huấn Cao.
Xuất hiện ngay từ những dòng đầu của tác phẩm, nhân vật quản ngục đã
mang đến cho người đọc ấn tượng về những điều khác lạ.
ở phần đầu truyện ngắn, quản ngục đã nói về người tử tù Huấn Cao bằng
những lời trầm trồ thán phục một cách chân thành. Đó là một chuyện xưa nay
chưa có kẻ coi ngục nào từng làm đối với người tù của mình. Tâm trạng chờ đợi,
mong ngóng sự xuất hiện của Huấn Cao cũng là điều khó hiểu ở kẻ coi tù này. Với
tư cách là người dẫn truyện, Nguyễn Tuân đã dành cho nhân vật quản ngục những
lời tốt đẹp, đầy trân trọng. Nếu xem cuộc đời như một dòng thác dữ thì viên quản
ngục, trong những suy tư chìm đắm về ông Huấn, lại có gương mặt của một “mặt
nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Nếu xã hội đương thời nhiễu
nhương như “một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ” thì viên quản ngục,
với ‘lính cách dịu dàng và lòng biết giá người”, là một “âm thanh trong trẻo” chen
vào giữa bản đàn ấy. Việc nhà văn tạo ra một một nhân vật khác đời và khác
người như thế, âu cũng là lẽ đương nhiên với một tính cách và một phong cách
như Nguyễn Tuân.
261