Page 264 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 264
nói là một cảnh tượng độc đáo. hi hữu trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay, là
sự kết tinh của những chuyện lạ lùng, là cuộc gặp gỡ của những người kì lạ. Đây
cũng là đoạn văn thể hiện tập trung tư tưởng của tác phẩm cũng như sự thăng hoa
của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, nâng tác phẩm lên một tầm vóc mới.
Trong cảnh cho chữ này, ba vẻ đẹp tài năng- khí phách- thiên lương đồng thời hội
tụ và tỏa sáng.
Là một nhà vàn của Chủ nghĩa Lâng mạn, người suốt đời coi Cái Đẹp và
Nghệ thuật là tôn giáo của mình, tất yếu, Nguyễn Tuân sẽ say mê hướng vào
những vẻ đẹp vừa mối lạ, độc đáo, vừa dữ dội, phi thường. Với ông, “sự tầm
thường là cái chết của nghệ thuậr (V.Huy-gô). Vậy nên, bút pháp tương phản,
phóng đại được khai thác tối đa cùng với những thủ pháp nghệ thuật của hội họa,
điêu khắc và điện ảnh được huy động triệt để đã làm nên những trang văn tuyệt
bút. ^ ^
Trước hết là cái “lạ” ở không gian, thời gian diễn ra cảnh cho chữ.
Cảnh cho chữ diễn ra ở một địa điểm đặc biệt, chưa từng có xưa nay. Thư
pháp vốn là một thú chơi cao sang, vì thê' người nghệ sĩ thư pháp thường sáng tạo
trong những không gian đẹp, sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng cùng các phương tiện cần
thiết. Vậy mà trong truyện ngắn này, người tử tù - nghệ sĩ Huấn Cao lại cho chữ
quản ngục ngay trong đề lao, ở “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng
nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột phân gián” . Ánh sáng duy nhất thì tỏa ra từ
một bó đuốc tẩm dầu, “khói tỏa như một đám cháy nhà”. Có thể nói, đây là lần đầu
tiên trong văn học Việt Nam, cái đẹp thư pháp lại được khai sinh từ một không gian
ẩm thấp, tối tăm và bẩn thỉu, trên mảnh đất của bạo tàn, hủy hoại và cái chết như
thế.
Thời gian diễn ra cảnh tượng này cũng thật kì lạ, đó là vào một đêm tối tăm, u
ám như bao đêm khác, nhưng đặc biệt, đây là đêm cuối cùng của đời một con
người. Ngày mai Huấn Cao sẽ ra pháp trường nên đây là những thời khắc ngắn ngủi
và quý giá nhất. Không giống như người đời thường dành những phút lâm chung để
nghĩ về những điều thiêng liêng nhất, để sống cho riêng mình, Huấn Cao đã dành
đêm cuối cùng của đời mình cho người khác, dành những giờ phút còn lại của đời
mình để đáp lại “những tấm lòng trong thiên hạ”. Những dòng chữ cuối cùng của
ông trở thành vật tri âm cho một người tri kỉ. Nó vốn đâ quý lại càng quý hơn bỏi đó
là lời trăng trối của một người sắp từ giã cuộc đời. Dường như nhà văn lãng mạn
Nguyễn Tuân đã đẩy nhân vật của mình vào những “khoảnh khắc tột cùng của Pư
tới hạn”, để nhân vật bộc lộ đến tận cùng chiều sâu và sức mạnh nội tâm của nó.
Cảnh cho chữ còn là một tình huống đầy kịch tính, ở đây diễn ra cuộc gặp gỡ
giữa ba con người ở hai giới tuyến, về địa vị xã hội, chính trị, họ là kẻ thù của
263