Page 259 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 259
những thú chơi cao quý ngày xưa, coi đó như một hình thức “di dưỡng tinh thần”,
đồng thời cũng ngầm ẩn thái độ bất đắc chí, bất hợp tác với chế độ, đặt mình lên
trên thiên hạ bằng tài hoa hơn người và thiên lương bền vững. Giữa thế giới nhân
vật có phần yếu đuối, bất lực ấy, Huấn Cao nổi bật lên với một dũng khí mạnh mẽ
và cốt cách hào hùng, thể hiện qua hành động thực tế dám cầm đầu đám phản
nghịch chống lại triều đình. Qua lời bàn luận của quan coi ngục và thầy thơ lại,
Huấn Cao là một tử tù “văn võ song toàn” bỏi “ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có
tài bẻ khóa và vượt ngục”. Còn bọn lính canh ngục thì lưu ý đây là “thủ xướng”
đám phản nghịch, là kẻ “ngạo ngược và nguy hiểm nhất”.
Tuy nhiên, để khắc chạm nổi bật nét đẹp khí phách ở ông Huấn. Nguyễn
Tuân phát huy thế mạnh của lối miêu tả trực tiếp. Mỗi cử chỉ, lời nói, hành động,
phong thái của nhân vật đều được miêu tả nổi hình nổi nét trên những trang văn.
Cái khí phách ấy được thể hiện ở thái độ bất khuất, không nao núng, run sợ
trước cường quyền.
Ống kính nghệ thuật của nhà văn tập trung vào giây phút đầu tiên, khi ông
Huấn bị áp giải vào nhà lao cùng năm người bạn tù. Trưốc mặt lính áp giải và cánh
cửa đề lao mỏ rộng, ông dường như vẫn bình thản lạ lùng, coi như ỏ chốn không
người. Từ một lời đề nghị: “Rệp cắn tôi, đỏ cả cổ lên rồi. Phải rỗ gông đi”; đến
hành động “lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thành
gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”, bất chấp những lời nói đùa có
tính dọa nạt của tên lính áp giảị..„ ngay từ đầu, ấn tượng của người đọc về nhân
vật đã hình thành rất sâu đậm. Đó là coh người của tự do, ngông nghênh, kiêu
bạc, con người đứng ngoài mọi thứ luật lệ.
Dù là một “con hổ đã sa crf’, bị trói buộc bởi gông cùm, bị đe dọa bởi án tử
hình, nhưng ỏ Huấn Cao, ta vẫn thấy toát lên cái khí phách oai phong của đấng
“hùm thiêng” . Trong suốt thời gian ở đề lao, ông Huấn lúc nào cũng giữ vẻ lạnh
lùng, bình thản. Không một khó khăn, gian khổ nào tác động được đến con người
này. Dường như đối với ông, việc vào ngục chỉ giống như một điểm dừng chân của
con đại bàng lớn. Vậy nên khi được ngục quan biệt đãi, ống “vẫn thản nhiên nhận
rượu và thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị
giam cầm”. Với đấng anh hùng này, có vẻ như giữa bữa cơm tù với sự biệt đãi kia
cũng chẳng khác nhau là mấy, bỏi ông chẳng mấy để tâm đến chuyện áo cơm
như những kẻ phàm phu tục tử thông thường.
Chưa hết! Khi viên quản ngục - người đứng đầu nhà lao, bước vào buồng
giam, khúm núm hỏi ông Huấn có cần gì nữa không, ông đã lạnh lùng đáp: “Ngươi
hỏi ta muốn gì ? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.
258