Page 263 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 263

Viên  quản  ngục được  nói  đến trong tác  phẩm  là  một  người  có “sở thích  cao
        quý” . Đê’ tạo ra thư pháp cần đến  một tài năng siêu  phàm,  nhưng để hiểu và yêu
        nghệ thuật này thì lại cần đến một sỏ thích cao quý, một tấm lòng tri kỉ. Điều đáng
        nói là sở nguyện này lại có ở một con người phải hàng  ngày,  hàng giờ tiếp xúc và
        chung  sống với  cái ác,  cái xấu  và  những  cặn  bã trong xã  hội.  Dưới  ngòi  bút của
        Nquyễn Tuân,  sỏ thích của  quản  ngục được đẩy lên đến  mức  phi thường và viên
        quản ngục được nâng lên thành một kiểu tài hoa, nghệ sĩ. Vì tình yêu với cái Đẹp,
        con  người có nhiệm vụ thi hành  pháp luật này đă  bất chấp cả  luật  pháp,  dám cả
        gan  biệt đãi  một kẻ tử tù, sẵn sàng  mang cả tính  mạng của  mình  ra thế chấp để
        đổi lấy cái Đẹp mà mình tôn thờ.
            Bên  cạnh  đó,  quản  ngục còn  là  một  người  có  tấm  lòng  “biệt  nhỡn  liên  tài” .
        Mặc dù  bị  ông  Huấn  nói  những  lời  ra  lệnh và có vẻ “khinh  bạc đến  điều”,  nhưng
        ông  vẫn  không tự ái,  không thù  oán  mà  lại  chấp  nhận,  làm theo  đẩy  nhịn  nhục.
        Những  bữa  cơm với  rượu  và thịt vẫn  tiếp tục  được  mang  đến  có  phần  nồng  hậu
        hơn.  Bởi  ông có con  mắt tinh  đời  để thấu  hiểu và  lí giải cái  nguyên  cớ  bên trong
        của thái độ, của hành động kiêu ngạo ấy. Lần nào xuất hiện trước mặt Huấn Cao,
        ông cũng có vẻ  khúm  núm,  khép  nép. Đó  không  phải là  biểu  hiện của  sự sợ  hãi
        mà là thái độ quy phục. Sự nhịn nhục của con người nằy không đồng nghĩa với sự
        hạ  mình.  Đó chỉ là  cái  ngiêng  mình  kính cẩn trước một tấm  lòng,  một  nhân  cách
        của kẻ biết yêu cái Đẹp, biết trọng cái Tài.
            Tác  phẩm  khép  lại  bằng  một cuộc đổi  ngôi kì  lạ từ màn  cho  chữ quản  ngục
        của  Huấn Cao. Trước những lời di huấn của tử tù, viên quản ngục đã cúi đầu, vái
        lạy ông Huấn và nói đầy xúc động: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Không phải ông
        cố tình hạ thấp mình mà một cách chân thành nhất, ông tự nhận thấy mình là một
        “kẻ  mê  muội”.  Cái  cúi đầu  của  quản  ngục trước  Huấn  Cao  là  cái  cúi  đầu  đầy ý
        nghĩa. Nó không làm cho ông thấp hèn đi mà nó tôn vinh một nhân cách,  một tấm
        lòng, một sở thích, tất cả đều rất cao quý.
            Có thể  nói,  xây dựng  nhân vật quản  ngục- một  kẻ  biết thưởng thức cái Đẹp,
        tôn thờ cái tài  hoa,  khí phách, Nguyễn Tuân đã tạo nên  một đối trọng tương xúTng
        với nhân vật chính Huấn Cao, từ đó gửi gắm những triết lí, thông điệp sâu xa: “Một
        kẻ  biết  kính  mến  khí phách,  một  kẻ  biết tiếc,  biết trọng  người  có  tài,  hẳn  không
         phải là  kẻ xấu  hay là vỏ tình”.  Thậm chí,  với  những con  người  như quản  ngục và
        thơ lại,  họ càng đáng quý,  đáng trân trọng  hơn  bỏi họ  như loài hoa sen “gần bùn
         mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Chỉ bằng một vài nét phác họa chân dung, cử chỉ, đi
         vào tâm tư,  suy  nghĩ của  nhân  vật,  ngòi  bút  Nguyễn Tuân  đã  lưu  lại  một gương
         mặt độc đáo trên những trang văn của Chữ người tử tù.
             3.  Cảnh cho chữ- một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
             Cảnh  Huấn Cao cho chữ quản  ngục nằm ở phần  kết của truyện  ngắn có thể


         262
   258   259   260   261   262   263   264   265   266   267   268