Page 265 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 265

nhau, là những người “không đội trời chung”. Vậy mà họ đă ngồi bên nhau, ba cái
       đầu chụm lại trong một thế giâi đầy thân thiện, đầy tin yêu của những kẻ tri âm, tri
       kỉ, dám ‘1ửvì đạo”. Không còn có một ranh giới nào, không có quyền lực, không có
       bạc tiền. Chỉ có sự lên ngôi của cái Đẹp, của thiên lương và những tấm lòng tri âm.
           Ống kính nghệ thuật của nhà văn dường như quay cận cảnh để ghi khắc quá
       trình và thời điểm cái Đẹp,  Nghệ thuật sinh thành.  Hình ảnh  Huấn Cao cũng được
       chạm khắc bằng nhũmg đường nét rực rỡ, uy nghi mà kì vĩ,  phi thường: “Một người
       tù  cổ đeo  gông,  chân vướng  xiềng,  đang  đậm tô  nét chữ trên  tấm  lụa  trắng tinh
       căng phẳng trên mảnh ván” , trong ánh sáng đỏ rực, dữ dội của bó đuốc tẩm dầu.
       Không gian, thời gian như được đẩy lên một ‘1ầng tháp, tầng trời thứ bảy” .  Nó gợi
       cho  người  ta  nhớ  đến  cảnh  tượng  đặc  biệt trong  tác  phẩm  Viết dưởi giá  treo  cổ
       (Phu-xích).  Cũng có thể hình dung đến  một cảnh trao truyền  ngôi báu  đầy thiêng
       liêng. Và chúng ta dễ nhận ra dấu ấn của văn  học lãng mạn trong  hình  hài  Huấn
       Cao-  kiểu  “nhân  vật  khổng  lồ  ngụp  lặn  dưới  đáy xã  hộr,  mà  những  hành  động,
       ngôn ngữ của nhân vật tạo nên những “nhịp mạnh” của tác phẩm và “gõ” vào tâm
       tri độc giả với sự rung cảm mãnh liệt.
           Bên cạnh Huấn Cao là hình ảnh không kém phần cảm động; “viên quản ngục
       vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và
       cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực”. Tấm lụa trắng.  Mùi mực thơm.
       “Những  nét chữ vuông vắn, tươi tắn”  hiện  lên trên  phiến  lụa  óng...  Tất cả  dường
        như tỏa sáng cả chốn buồng giam ẩm thấp, hôi hám, chật hẹp. Tất cả dường như
        đều  run  rẩy hòa trong  niềm  rưng  rưng cảm động  của  người  nghệ  sĩ sảng tạo cái
       Đẹp và  người được chứng kiến, chiêm ngưỡng giây phút cái Đẹp sinh thành.  Ngòi
        bút  Nguyễn  Tuân  đạt  đến  độ thăng  hoa  và  thể  hiện  rõ  sự khéo  léo,  điêu  luyện
        irong nghệ thuật dựng cảnh, tạo không khí cho câu chữ, bút pháp đặc tả cận cảnh
        và  thủ  pháp  đối  lập  giữa  ánh  sáng  và  bóng tối,  thù  hận  và  yêu  thương,  sự chết
        chóc và  sự sản  sinh...  cảnh  cho chữ dưòi  ngòi  bút lãng  mạn  của  Nguyễn  mang
        không khí vừa thiêng liêng, vừa bi tráng.
            Không chỉ thế!  cảnh cho chữ được miêu tả trong  một đoạn văn  ngắn,  nhưng
        qua đây lại diễn ra hàng loạt những tình huống đảo ngược lạ lùng.
            Nhà tù  vốn  là  nơi  bóng  tối  ngự trị,  giờ đây trở thành  một thế giới  rực  rỡ ánh
        sáng. Ánh sáng từ bó đuốc tẩm dầu đang rừng rực cháy kia hay cũng chính là ánh
        sáng  của  thiên  lương,  của  nhân  cách  tỏa  ra  từ ba  mái  đầu  đang  chụm  lại  bên
        nhau? Cái đẹp và tình yêu đã cộng hưởng với nhau để tạo nên ỏ chốn đề lao này
        một thê giới đầy ánh sáng.
            Nhà  tù  thực dân,  hơn  thế,  còn  được xem  như là  một  biểu  tượng  của  sự hủy
        hoại và cái chết, giờ đây lại trỏ thành mảnh đất cho sự sống và cái Đẹp nảy mầm.
        Những dòng chữ kia là biểu tượng đẹp đẽ của văn hóa, của nhân cách và của một
        264
   260   261   262   263   264   265   266   267   268   269   270