Page 258 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 258

thú chơi tao nhà như thú thưởng trà, uống rượu ‘thạch lan hương”, ‘Ihả thơ’... thì ỏ
  Chữ người tử tù,  ta lại có cơ hội được hiểu và yêu thêm  một nghệ thuật cổ truyền
  của người phương Đông nói chung, của dân tộc nói riêng, qua tài  năng của  Huấn
  Cao:  nghệ thuật thư pháp  (nghệ thuật viết chữ đẹp).  Đây là  một  môn  nghệ thuật
  rất độc đáo. Nó đòi hỏi ở người tham gia những phẩm chất đặc biệt: một tay bút tài
  hoa, điêu  luyện,  một trình độ uyên bác,  một học vấn  uyên thâm. Đối với các nhà
  thư pháp,  mỗi  lần  đặt  bút  là  một  lần  sáng tạo.  Hơn  nữa,  thư pháp  còn  là  ngành
   nghệ thuật của  nhân cách, của tinh thần. Người viết thư pháp đòi hỏi phải có một
  cái Tâm trong sáng, vững bền, một cốt cách thanh cao, đáng kính trọng. Với Huấn
   Cao,  mỗi nét chữ “vuông tươi tắn” trên khuôn lụa trắng, với mùi mực thơm, nó “nói
   lên cái hoài bão tung hoành của một đời người”. Nói cách khác, ỏ đây, chữ cũng là
   người; chữ phập phồng hơi thở, linh hồn con người trong đó.
       Tài viết chữ “nhanh mà đẹp” của ông Huấn hầu như không được miêu tả trực
  tiếp mà được thể hiện gián tiếp qua những “tiếng đồn”, những lời khen và qua cuộc
   trò chuyện  của  những  nhân  vật  khác.  Mở đầu tác  phẩm,  nhà  văn  đã  để cho  hai
   nhân vật viên quản  ngục và thầy thơ lại bàn luận về tử tù Huấn Cao: đó là “người
   mà  vùng  tỉnh  Sơn  ta  vẫn  khen cái tài  viết chữ rất nhanh  và  rất đẹp”,  danh tiếng
   vang khắp một vùng.  Còn với quản ngục, ông  suốt một đời ao ước “có một ngày
   kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viếf’ bởi “chữ
   ông  Huấn  Cao  đẹp  lắm.  vuông  lắm...  Tính  ông  vốn  khoảnh,  trừ chỗ tri  kỉ,  ông  ít
   chịu  cho  chữ.  Có được chữ ông  Huấn  mà  treo,  là  có  một vật  báu  trên  đời”.  Như
   vậy, tài  năng của  Huấn Cao không chỉ khiến cho người đời trầm trồ mà còn khiến
   cho “kẻ thù”- những người đối lập với ông về chính trị, về ƠỊa vị, cũng phải nể phục.
   Đối với viên quản ngục, đi/ợc gặp Huấn Cao là một ân huệ lớn. Thậm chí, để đánh
   đổi  lấy  một  tấm«lụa  trên  đó  có  chữ của  ông  Huấn,  kẻ  coi  ngục  này  không  ngại
   hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình.

       Như vậy, bằng thủ pháp “vẽ mây nảy trăng”, lấy “bóng” làm lộ “hình”, Nguyễn
   Tuân đă tạo  nên  một “vòng  hào quang”  huyền thoại về  nhân vật  Huấn Cao,  một
   người nghệ sĩ tài hoa, tài tử với tài nàng thư pháp có thể nói là phi phàm, siêu việt.
       1.2.  Vẻ đẹp k h í phách
       Vẻ đẹp thứ hai ở Huấn Cao, đó là vẻ đẹp của khí phách bất khuất, anh hùng.
   Đây cũng là  nét riêng biệt, độc đáo của Huấn Cao so với những  nhân vật tài hoa
   khác trong thế giới “vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân.

       Không  chỉ  là  một  nghệ  sĩ thư pháp  tài  hoa,  Huấn  Cao  còn  hiện  diện  với  tư
   cách của một tử tù.  Những nhân vật khác trong tập truyện  Vang bóng một thời đa
   phần là các nho sĩ cuối mùa, những ông Tú, ông đồ... sống ở buổi loạn lạc,  nhiễu
   nhương  đã  tìm  cách  chối  bỏ  hiện  thực  xã  hội  đương  thời  bằng  cách  trở  về  với

                                                                          257
   253   254   255   256   257   258   259   260   261   262   263