Page 250 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 250
B - TIẾP CẬN TÁC PHẨM
1. Nét đặc sắc về nghệ thuật của tiểu thuyết số đỏ và cũng là của đoạn trích
là ở chỗ, Vũ Trọng Phụng đã tạo được một tình huống nghệ thuật độc đáo và đã
thể hiện tài năng của một nhà văn hiện thực sắc sảo qua nghệ thuật trào phúng
bậc thầy đặc biệt là ở tài nghệ siêu việt trong việc luôn tạo ra sự bùng nổ mâu
thuẫn dây chuyền nhằm duy trì tiếng cười thường trực với mọi cung bậc gây nên
một trận cười dài càng về sau càng hấp dẫn (trong khi tiếng cười trong dân gian
thường bật ra nhanh và kết thúc gấp).
a/ Tinh huống nghệ thuật độc đáo
Đoạn trích cũng đã tạo được một tình huống trào phúng thật độc đáo.
Đó là cái chết của cụ tổ và thái độ ứng xử của đám con cháu. Cái chết của cụ
tổ đã thực sự đem lại niềm vui lớn lao cho cái đại gia đình bất hiếu ấy. Bởi vì, cái
chết ấy tựa như một hỉ tín vừa cáo chung một khoảng thời gian dài mong mỏi và
chờ đợi vừa mở ra một kỉ nguyên mối - kỉ nguyên thực hành tò di chúc của người
đã khuất, tức là kỉ nguyên chia của và hưởng thụ. Một tình huống nghệ thuật độc
đáo, tự nó, mang ý nghĩa của một sự cố đặc biệt, đánh thức những phẩm chất sâu
kín của tất cả các nhân vật mà bình thường chúng muốn che giấu. Theo nghĩa đó,
cái chết của cụ tổ có giá trị của một sự kiện quan trọng lật tẩy bản chất thực sự
của tất cả các thành viên trong gia đình ấy. Nét sắc sảo của ngòi bút Vũ Trọng
Phụng là ở chỗ ông miêu tả sự kiện trên tựa như một cú hích làm tất cả quay 180
độ. Ngay sau cái chết của cụ cố tổ, mọi thành viên trong cái đại gia đình thượng
lưu, giàu có ấy lập tức vất bỏ các vai diễn về lòng hiếu thảo giả vờ, thái độ tận tuy
giả vờ, tâm trạng lo lắng giả vờ để trỏ về với con người thật của chúng: bận rộn tổ
chức đám tang trong niềm háo hức, hoan hỉ với số của nả, tiền bạc mà người chết
để lại.
Viết về sự đồi bại của con người thông qua thái độ của nó trước cái chết
nhưng sử dụng tình huống đám tang là nét khác người và cũng là sở trường của
Vũ Trọng Phụng.
Đây là tình huống điển hình vì thái độ của con người trước cái chết của đồng
loại và người thân thường là thước đo chính xác và chân thực phẩm giá con người.
Ban-dắc bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực cũng soi tính cách của các nhân vật
thượng lưu và bình dân qua cái chết của lão Gô-ri-ô (Trích đoạn: Đám tang lão Gô-
rí-õ)
Qua trích đoạn chương XV, tác giả muốn phơi bày bản chất xấu xa của cả hai
loại nhân vật; đám người quý phái, thượng lưu và tầng lớp bình dân lưu manh qua
đại diện là Xuân Tóc Đỏ.
249