Page 249 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 249

số đỏ ra  đời  như một sự thể  hiện  thái  độ của  Vũ  Trọng  Phụng  đối  với  các
       phong trào rầm rộ nhưng nông  nổi và  hời hợt trong xã  hội đô thị Việt Nam  những
       nàm 30 của thế kỉ trước. Đó là những làn sóng mới với những cái tên rất kêu  như.
       Ảu  hoá,  thể thao,  binh  dân,  nữ quyền  nhưng  thực  chất  chỉ  là  những  trò  lừa  mị,
       quảng cáo để che đậy lối sống chạy theo vật chất, dục vọng tầm thường và nhiều
       thú vui phù phiếm của tầng lớp thượng lưu, giàu có mới nổi.
           2-  Phong  cách:  Vũ  Trọng  Phụng  là  cây  bút  chuyên  chú  phát  hiện  và
       phanh  phui  cái  xấu,  cái  ác  trong  xã  hội  tư  sản  thành  thị  với  cái  nhìn  tinh
       tường  cùng  lối  thể  hiện  trực  diện  đến  trần  trụi  và  lạnh  lùng  gần  với  phong
       cách của  một bác sĩ ngoại khoa  ngành giải phẫu.
           Do  chuyên  chú  xây  dựng  bức tranh  xã  hội  nên  ông  rất sồ trường  xây  dựhg
       kiểu nhân vật đám đông.                                   -1
           ông sử dụng tài tình  hai thủ  pháp đối lập và cường điệu để làm  nổi  bật bản
       chất hiện thực.
           Vũ Trọng Phụng dùng tiếng cười để lật tẩy, tạo điểu kiệh cho công chúng nhận
       ra  bản chất Âu  hoá  rởm, thể thao rỏrn,  bình dân  rốm, nĩí quyền rỏm  mà thực dân
       Pháp và chế độ phong kiến lúc bấy giờ mựốn tạổ ra.   ’    ./
           3-  Xuất  xứ:  Đoạn  trích  thuộc chương  XV trong tổng  số 20  chương  của  tác
       phẩm.  Mười  bốn  chương  đầu  các  nhân vật lầh  lựợt xuất  hiện  với tính  cách  hoàn
       chỉnh,  ở  chương  XV,  mượn  bối  cảnh 'đám  tangỊ tác  giả  để  cho  xuất  hiện  kiểu
       “nhân vật đám đông”.  Mỗi nhân vật dù chỉ đừợ6 miêu tả chấm phá vài nét nhưng
       bản chất của chúng lại bộc lộ khá nổi bật.
           Chủ trương của tác giả trong chương XV là lật tẩy và vạch trần bản chất nhố
       nhăng,  giả  dối,  lố bịch, vố đạo đút của  bọn  người  mang  danh  là thượng  lưu,  quí
       phái,  văn  minh. Thực chất  chúng  chỉ là  nhũrng  quái thai,  cặn  bã  của  xã  hội thực
       dán tư sản thành thị nưốc ta trước Cách mạng.
           4- Một số thuật ngữ, khái niệm

           1. Tinh  huống  nghệ thuật:  là sự kiện đặc biệt, bất ngờ, thường xảy ra ỏ phần
       đầu  các  tác  phẩm  thuộc  thể  loại  văn  xuôi,  có  giá  trị  như một  chất  xúc  tác  cực
       mạnh, làm lộ ra phẩm chất sâu kín của các nhân vật.

           2.  Nghệ thuật trào  phúng:  là  các  hình thức và  thủ  pháp  gây tiếng  cười.  Các
       hình thức và thủ  pháp  mà  một cây bút trào  phúng thường sử dụng  là:  tạo sự đối
       lập,  thúc  đẩy  kịch tính,  kết thúc  bất  ngờ...  Vũ  Trọng  Phụng  cũng  sử dụng thành
       công  các  hình thức và thủ  pháp đó  nhưng  ông  sỏ trường  ở bút  pháp cường  điệu
       cao độ, phóng đại tột cùng đặc biệt là thủ  pháp miêu tả sự thống nhất mà đối lập
       một cách tinh tường và sắc sảo giữa  nội tâm và  ngoại hiện  nhằm  phơi  bày và lật
       tẩy bản chất của đối tượng trào phúng.


       248
   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253   254