Page 245 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 245
đáng, không bằng lòng với cuộc sống vò danh, vô nghĩa, muốn khẳng định sự tồn
tại có ý nghĩa của cá nhân trước cuộc đời, muôn chói sáng bằng việc phát huy đến
tận độ tài năng đích thực của mình.
Song, cái thời "đói rét không có nghĩa lí gì đối với gã say mê lí tưởng" đã
nhanh chóng chấm dứt. Từ khi ghép cuộc đời Từ vào cuộc đời mình, Hộ đã "có cả
một gia đình phải chăm lo". Hộ không thể khinh thường đồng tiền, "khinh thường
nhũrng lo lắng tủn mủn về vật chất" như trước đây. Trái lại, Hộ phải ra sức kiếm
tiền. Và để xoay xở kiếm tiền, Hộ không thể viết một cách thận trọng, nghiêm túc
theo yêu cầu khe khắt của nghệ thuật chân chính, mà đành phải viết nhanh, viết
nhiều, tức là phải viết đễ dãi. cẩu thả. Hộ "phải cho in nhiều cuốn văn viết vội
vàng", "phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc", để cho
chính Hộ mỗi lần đọc lại văn mình "lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát
sách và mắng mình như một thằng khốn nạn". Nam Cao đã thâm nhập vào đời
sống tinh thần bên trong của Hộ, để cho chính nhản vật tự phơi bày những dằn
vặt, đau đớn, tủi nhục triền miên, dai dẳng của một nhà văn có tài năng, có tâm
huyết, có khát vọng vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật, rốt cuộc chỉ vì gánh nặng áo
cơm của gia đình mà phải viết "toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo", chẳng đem "một
chút mới lạ gì đến cho văn chương", trỏ thành "một kẻ vô ích, một người thừa". Với
ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo, Nam Cao đâ tập trung xoáy sâu vào tấn bi kịch
tinh thần của một con người "vẫn khao khát làm một cái gì đó để nâng cao giá trị
đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ
mệt". Đối với người trí thức đã thức tình sâu sắc về cái tôi cá nhân, có khát vọng
khẳng định cá nhân trước cuộc đời thì đó thực sự là một bi kịch, là nỗi đau tinh thần
to lớn, khó có gì có thể xoa dịu được.
b) Nhưhg tấn bi kịch tinh thần đau đớn của văn sĩ Hộ không chỉ có thế. Từ nỗi
đau đớn khôn nguôi phải sống cuộc "đời thừa", Hộ còn lâm vào bi kịch thứ hai: Bi
kịch của một con người coi tình thương là lẽ sống cao nhất, đã hi sinh tất cả vì tình
thương nhưng lại bị đẩy vào tình trạng vi phạm lẽ sống tình thương. Bi kịch thứ hai
này cũng rất đau đớn, thậm chí có phần còn đau đớn hơn bi kịch thứ nhất.
Gánh nặng áo cơm gia đình, những "bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa ir chẳng
những hằng ngày bào mòn hoài bão, mơ ước về sự nghiệp văn chương, mà còn
thường xuyên phá hoại sự yên tĩnh, thư thái của tâm hồn Hộ, biến anh trở nên một
kẻ "cau có và gắt gỏng" với con, với vợ, với bất cứ ai và với chính mình. Chất chứa
tâm sự u uất, "mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm", Hộ "'ỹùng vằng đi ra phố", rồi
như một thông lệ, người nghệ sĩ "tài cao, phận thấp, chí khí uất" ấy đi tìm sự giải
uất, giải sầu trong men rượu. Đau đớn thay, một con người không chấp nhận câu
nói hùng hồn của một triết gia phương Tây "Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống
cho mạnh mẽ", tự đề ra cho mình một lẽ sống nhân văn "Kẻ mạnh không phải là
kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác
244