Page 242 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 242
điều quan trọng hơn là chúng tôi muốn đề cập đến bước chuyển biến giọng điệu '
giữa người kể chuyện và Chí mà tập trung nhất là ở khổ mở đầu.
"Hắn vừa đi vừa chửi (...) bắt đầu hắn chửi trời" là lời của người kể chuyện.
Tiếp đó "Có hề gì? Trời của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời" vẫn là giọng của
người kể chuyện phân tích tâm lí nhân vật, nhưng trên nền ấy đã xuất hiện bóng
dáng suy luận của Chí (có hề gì?). "Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại".
Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ "chắc trừ mình ra", "Không ai lên tiếng cả".
Đến đây dòng tâm trạng của Chí chuyển biến. Lời của Chí dồn dập hơn. Lô-gích
suy luận bên trong dần chuyển thành lô-gích bên ngoài ỏ hành vi lòi nói, giọng của
Chí tăng dấn lấn át giọng người kể chuyện để xuất hiện: "Tức thật! Tức thật! ồ! Thê
này thì tức thật. Tức chết đi mất". Giọng của Chí hoàn toàn chiếm ưu thế. Với kĩ
thuật này, dòng nội tâm nhân vật dần dần bị lộn trái ra ngoài bỏi việc xâm nhập
từng bước giọng của Chí vào giọng ngưòi kể chuyện. "Con người ý thức" của Nam
Cao, như một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra, có thể nói không ngoa rằng, đó là "con
người giọng điệu" đang tự ý thức khẳng định mình.
Giọng điệu giữ một vai trò rất quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật. Nó không
những chỉ rõ bản sắc, thiên tài của nghệ sĩ mà còn ghi nhận sự kiên trì của nhà
văn trên chất liệu. Thế kỉ XX trong văn học được mệnh danh như là thế kỉ của
những cách tân và giọng điệu là một trong những mục tiêu để nhà sáng tạo hướng
đến. Chí Phèo chưa đổi mới triệt để bằng Vụ ấn, Người xa lạ về giọng điệu và
cũng nặng nề hơn bởi giọng của người kể chuyện ở ngôi thứ ba luôn chiếm ưu thế.
Tuy nhiên, kiệt tác đã tạo nên tnột diện mạo riêng về giọng điệu; hoà tiếng chửi
của một thằng say vào lời xót xa của một người kể chuyện tình, khá lạnh lùng song
tận cùng vẫn là tiếng "đoạn trường" cho kiếp cùng khổ.
' / /
Phân tâm học của Phrớt quả thực đã tác động mạnh mẽ đến văn học. Nó
không chỉ chỉ ra một cách thuyết phục các bản năng gốc, mà còn giúp các nhà
văn tài ba ở thế kỉ XX kiến tạo nên kiểu ngôn ngữ mới lạ. Dĩ nhiên, ngay trước khi
Phrớt xuất hiện, những biểu hiện về bản năng xâm hại và tính dục đã xuất hiện
trong nhiều kiệt tác văn chương. Xuất hiện một cách vô thức. Và dẫu cho ngay cả
khi Phrớt khẳng định được tiếng nói của mình, thì chưa hẳn các nhà sáng tác đã
biết đến lí thuyết của ông. Có thể Nam Cao thuộc nhóm tác giả này. Nhưng nhờ
Phrớt mà người đọc có thể hiểu sâu hơn về tác phẩm và có cơ sỏ để đưa ra những
nhận định về sự bất tử của tác phẩm. Chl Phèo có được sự trường cửu cũng nhờ
đã chạm đến những vấn đề cốt tủy trong tồn tại của con người, những bản nàng
mà Phân tâm học đã nêu ra và cả những bản năng mà nhờ Phân tâm học con
người mới suy luận tiếp.
LÊ HUY BẮC
241