Page 240 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 240

nhân loại suốt thế kỉ XX. Bởi kể từ khi nó ra đời, nền văn xuôi của địa cầu thực sự
   đổi mới. Cuốn tiểu thuyết viết dưới dạng dòng ý thức, khai thác các ẩn ức, chủ yếu
   là li-bi-đô tính dục của  nhân vật.  Nhờ chú ý đến thế giái vô thức này nên Giêm-xơ
   Gioi-xơ mới có được kiểu viết mang tính cách mạng đó. Tuy nhiên khi được hỏi có
   chịu  sự ảnh  hưởng  của  Phrớt  không,  thì  Giêm-xơ  Gioi-xơ  thẳng  thừng  bác  bỏ.
   Nhưng cũng  như Nam Cao, cái bóng của chủ nghĩa  Phrớt thì không thể phủ nhận
   trong tác phẩm của hai ông.
       Dẫu chưa thể sánh ngang tầm Giêm-xơ Gioi-xơ, nhưng Nam Cao cũng đã tạo
   được  dấu  ấn  thiên  tài  của  mình  trong  nền  văn  chương  quốc  nội.  Dẫu  chưa  tạo
   được cuộc cách mạng về ngôn từ mang tầm cỡ thế giới, nhưng Chí Phèo của Nam
   Cao vẫn luôn là  kiệt tác,  luôn nhận được sự yêu quí của người Việt. Đặt trọng tâm
   cái  nhìn trần thuật vừa  lên  vô thức  nhân vật vừa dẫn dắt đến  nhũmg xung  đột cơ
   bản  của  cá  nhân,  thời  đại,  Nam  Cao cũng đã tạo  được  lối  viết  lạ  cho tác  phẩm.
   Ngôn ngữ kể chuyện của ông luôn có ý thức xàm nhập vào cõi bí ẩn trong vô thức
   con người. Điều đó không chỉ giúp sáng tác của ông thành công ở phương diện tư
   tưởng mà còn mang lại một giọng điệu độc đáo cho Chi Phèo.
       3.  Giọng điệu Chí Phèo
       Trước  khi  khảo sát giọng  của  nhân  vật trung tâm,  chúng tôi  muốn  điểm qua
   giọng của một vài nhân vật trong tác phẩm này. Độc giả hẳn còn nhớ giọng của cụ
   Bá  khi  nói  với  những  phần tử tha  hoá  như Năm Thọ,  Chí Phèo:  cứ mỏ  miệng  là
   quát để nắn gân. Cuộc đời cụ, theo Na>^ Cao thì có rất nhiều lần xuống giọng, cứ
   một lần là có một thắng lợi. Nhưng lần sau cùng. Bá Kiến không thành công phải...
   đi chầu  Diêm Vương.  Sự xê dịch giữa hai giọng  điệu  chứng tỏ vị thế ổn định đầy
   tàn  nhẫn của  con  người  này. Việc xuống giọng, với  Bá  Kiến cũng chỉ là  một hình
   thức khác của chất giọng quyền uy.
       Đến  giọng  của Thị  Nỏ.  Con  người  "ngớ ngẩn" ấy đâu có  nhiều  lời,  có  nói thì
   cũng chẳng thành câu cú  gì:  chỉ giỏi lườm,  cấu  véo. Ấy thế mà  giọng  nàng cũng
   rành mạch lắm, nghe lên là biết đích thị ngay của ai rồi: "Vừa thổ hả?", "Đi vào nhà
   nhé?",  "thì  đứng  lên".  Đáp  lại  những  lời  yêu  đương  ấy,  Chí không  kém:  "Giá  thế
   này mãi thì thích nhỉ?", "Hay là đằng ấy sang đây ỏ một nhà vởi tớ cho vui?". Thực
   là  xứng  đôi  vừa  lứa.  Song  điều  chúng  tôi  quan  tâm  ở  những  đối  thoại  "cộc  lốc"
   (phần lớn là những câu hỏi thiếu hồi âm) này là ở ý nghĩa hụt hẫng của thân phận
   mà  nó chuyển tải. Trong đối thoại,  nếu Bá  Kiến nói càng  nhiều càng rõ ràng  bao
   nhiêu thì  Chí,  Thi  Nở càng  rất ít  nói và  kém  phần tự tin  bấy  nhiêu. Điều  này  báo
   hiệu một kết cục bất bình thường trong các quan hệ mà trước tiên cuộc tình của họ
   tan vỡ và sau rốt là cái chết của Chí Phèo.
       Giọng của  người  kể chuyện rất đặc biệt.  Nhiều  nhà  nghiên  cứu thường  nhắc
   đến kiểu giọng văn trắng ỏ kiệt tác này. (Dĩ nhiên thế nào là "trắng" và thế nào là
   "không trắng" thì tuỳ thuộc vào quan điểm của từng  người).  Chúng tôi đồng ý với


                                                                          239
   235   236   237   238   239   240   241   242   243   244   245