Page 236 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 236
ngay sau đó, Chí gặp Thị Nở bên bờ sông, nếm khoái cảm xác thịt, biết yêu và biết
"đứng lên bằng cái gì". Các nhân vật nữ của Chí Phèo, trừ mụ hàng rượu, đều liên
quan đến vấn đề tình dục. Từ bà Ba, bà Tư đến Thị Nở, bà cô Thị Nở, vợ Binh
Chức đến cô con gái của Tự Lãng đều phải đối đầu với vấn đề bản nàng gốc của
mình, ắt hẳn, Nam Cao thấu hiểu, thời của ông và cả ngàn năm trước đó, phụ nữ
Việt Nam đều bị ẩn ức libiđõ dày vò do phải khuôn theo lễ giáo phong kiến.
Trong số mười hai nhân vật xuất hiện trong truyện thì chỉ có ba nhân vật liên
quan đến cả hai bản năng. Đấy là Chí Phèo, Bá Kiến và Binh Chức. Binh Chức là
nhân vật bổ trợ cho Chí Phèo, có cùng cảnh ngộ của Chí. Nên về cơ bản xung đột
truyện xoay quanh bốn nhân vật, xếp theo trình tự kết quả sẽ như sau:
Theo sơ đồ này thì Chí Phèo chẳng có xung đột trực tiếp với Bá Kiến. Bá Kiến
chẳng cướp đoạt ruộng đất của Chí Phèo (như kiểu quan hệ anh Pha - Nghị Lại)
hay có quan hệ bất chính với vợ của Chí (theo kiểu Bá Kiến và vợ Binh Chức). Rõ
ràng, chỉ vì ghen tuông mà Bá Kiến cho Chí đi tù. Mới hay khi lên cơn ghen th'i con
người ta dẫu khôn đến mấy cũng mù quáng và sức tố cáo sự bất nhản của kẻ lạm
quyền và cả luật pháp phi lí của xã hội từ thiên truyện vì thế cũng sẽ tăng lên,
Bá Kiến cho Chí đi tù, mới đọc đoạn đầu tác phẩm thì nguyên nhân cụ thể thì
chẳng ai biết. Người ta đưa ra hai giả thuyết và cả hai đều liên quan đến bà Ba; bà
Ba tin dùng Chí và bà Ba muốn Chí quan hệ xác thịt. Nhưng đến gần cuối tác
phẩm, khi Bá Kiến đợi mãi mà bà Tư không về, ông ta suy ngẫm về sự lẳng lơ của
bà ta và ao ước "muốn cho tất cả những thằng trai trẻ đi ở tù", thì điều này lại góp
phần xác minh lí do bị ỏ tù của Chí từ hai giả thuyết trên.
Ngoài những câu nói vận dụng tục ngữ ("Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ
235