Page 237 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 237

kẻ cố cùng liều  thân")  hoặc những câu  đúc kết kinh  nghiệm  cụ  thể "ngấm  ngầm
      đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn"... thì câu chuyện còn
      rất thành  công  ở lối nói lấp lửng.  Chính  cách  nói  này tạo  ra  biên  độ  mở cho tác
      phẩm,  kích thích trí tưởng tượng của độc giả.  Chí Phèo xuất hiện ở cái lò gạch bỏ
      hoang. Khống ai biết xuất xứ cho nên người đọc tha  hồ nghĩ cho Chí một xuất xứ.
      Ngay đến  cả  câu  nói của  Bá  Kiến:  "Ai chứ anh với  nó  (Lí cường)  còn  có  họ  kia
      đấy" khi dỗ dành Chí, thì vẫn gợi cho người ta suy nghĩ Chí Phèo có quan hệ đặc
      biệt nào đó với Bá Kiến hoặc chí ít thì Bá Kiến cũng hiểu rất rõ lai lịch Chí Phèo...
          Trỏ lại với diễn biến trước cái chết của Chí Phèo. Người kể tái hiện đầy dụng ý
      cảnh  Bá  Kiến  bực  mình trước việc bà  Tư đi  lâu  về và  ghen  bóng  ghen  gió.  Lần
      này thì chẳng liên quan gì đến Chí nhưng cơn bực bội ấy đã khiến  Bá  Kiến mất
      khôn  ngoan,  không  đủ  sáng  suốt để  phán  xét tình  hình  nên  không  thể xoa  dịu
      cơn  giận  của  Chí.  Chính  cái  libiđô  tính  dục  kia  (lúc  này  Bá  Kiến  đã  ngoài  sáu
      mươi, sức đã yếu) đã chóng đưa Bá Kiến đến cái chết.
          Nếu  Nam Cao bỏ qua đoạn  miêu tả sự ghen tuông thẩm  kín  này  mà  lập tức
      để cho Chí Phèo đâm chết Bá Kiến ngay sạu cầú nóỉ đòi iương thiện thì ắt hẳn tác
      phẩm sẽ kém hấp dẫn và rất có thể rơi vào sự khuôn sáo, sách vở.  Phải để nhân
      vật sống  những  giây phút thật là  người  nhất thì  mọi ý nghĩa xă  hội cũng  như bản
      thể nhân vật hiện lên hình tượng và sâu sắc hơn.  Nói không ngoa,  nếu bà  Ba gây
      hoạ cho Chí thì bà Tư gây hại cho Bá Kiến. Cặp nhân vật này không chỉ liên quan
      đến sự thay thế vị trí của bản năng xâm hại rnà còh là nạn nhân của tính dục.
          Điểm  đặc  biệt  của  thiên  truyệh  là  người  kể  không  miêu  tả  tn/c  tiếp  bà  Ba,
      trong khi đó thì Thị  Nở và bà cô Thị Nở trựb tiếp xuất hiện trong tác phẩm.  Bà Ba
      hiện  diện qua  dòng  hồi tưỏng của  người kể:  "Người  bà  ấy  phốp  pháp,  má  bà  ấy
      hây  hây."  Nhưng  chủ  yếu,  bà ta yẫn  hiện  rõ  qua  dòng  hồi  tưỏng  của  chính  Chí
      Phèo. Dòng hồi tưởng này đựợc người kể đọc lại: vả lại bị một con đàn bà gọi đến
      mà  bóp chân!  Hắn  thấy  nhục  hơn  là  thích,  huống  hồ  lại  sợ  (...).  Bà  thấy xa  xôi
      không được phải làm đến nơi. Bà bảo hắn rằng: "Mày thực thà quá! Con trai gì hai
      mươi tuổi  mà đă  như ông già (...).  Chả  nhẽ tao gọi  mày vào chỉ để bóp chân thế
      này thôi ư?".
          2.4.  “Nhưng hắn thèm lương thiện”
          Kí ức của Chí Phèo về bà Ba là kí ức về một phụ  nữ nặc nô với tính dục bạo
      liệt, trơ trẽn. Hắn thấy nhục vì đấy chẳng phải là yêu đương. Điều đó chứng tỏ, dẫu
      cho được sinh ra  nơi cái lò gạch bỏ hoang nhưng thiên lương Chí Phèo vẫn trong
      sáng.  Hắn vẫn luôn khao khát được sống cuộc đời bình thường "chồng cuốc mướn
       cày thuê, vợ dệt vảl" của một tình cảm yêu thương thực sự. Vậy nên, hướng thiện
       là  bản  năng cốt lõi ở nhân vật này.  Thế nhưng,  như nhiều  nhà  nghiên cứu đã đề
       cập chính nhà tù thực dân  phong kiến đã làm băng hoại thiên lương của Chí. Trỏ
       lại làng Vũ Đại, Chí không có mong ưốc gì hơn là trả thù Bá Kiến, người gây ra tấn
       thảm kịch cho đời Chí. Nhưng cách thức Chí Phèo sử dụng để đối đầu với Bá Kiến

       236
   232   233   234   235   236   237   238   239   240   241   242