Page 239 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 239
Cho đến lúc chết, Chí Phèo không mạnh hơn Bá Kiến. Thậm chí ngay với
chính bản thân mình, Chí cũng chẳng mạnh hơn. Hành động của Chí bao giờ cũng
mượn qua hơi rượu. Vậy nên hành động xâm hại của Chí lại chính là việc tự xâm
hại chính bản thân mình. Càng lún sâu vào con đường tội lỗi, Chí càng tự huỷ hoại
hết nhân tính của mình. Nhưng ngay chính việc mượn rượu để hành động đã nói
lên sự khắc khoải về bản thể của kẻ lỡ sa cơ này. Xét từ góc độ này, Chí Phèo có
nét gần gũi với Giăng Van-giăng của Huy-gô. cả hai đều là nông dân lương thiện,
bị luật pháp bất công tống vào tù. Nhà tù làm thay đổi tâm tính họ. Sự ruồng rẫy
của xã hội càng khiến họ thù hận con người... Đến đây cách giải quyết của Nam
Cao khác với Huy-gô và nó cũng cho thấy sự khác nhau cơ bản giữa hai bút pháp
hiện thực và lãng mạn. Nếu Huy-gô để Giăng Van-giăng gặp linh mục Mi-ri-en,
người đánh thức thiện tính trong Giăng và hướng cuộc đời của người tù khổ sai
đang tuyệt vọng ấy sang nẻo thiện, thì Nam Cao để cho Chí Phèo tìm đến rượu và
đi trả thù Bá Kiến, một kẻ ác và thế là Chí trở thành kẻ ác. Lô-gích hành động của
Chí Phèo là hợp lí nhưng vì thế thiên tính thiện trong con người này càng bị huỷ
hoại và không có điều kiện toả sáng.
Bản năng tính dục cũng như bản năng xâm hại trong tác phẩm đều chi phối
Chí Phèo theo cả hai mặt tốt và xấu. Vì dục tính của bà Ba mà Chí phải đi tù.
Nhưng nhờ sự "hớ hênh" của Thị Nở mà thiên tính thiện trong Chí được đánh thức.
Cũng thế, vì bị Bá Kiến xâm hại nên chí trở thành quỷ dữ làng Vũ Đại, song khi
bán chất thiện trong Chí sống lại, Chí đã xâm hại trở lại Bá Kiến, giết chết y để
chứng tỏ giá tri làm người của mình sẽ không bị phai mờ.
Tính biện chứng trong vận động tính cách, hành vi của nhân vật thể hiện qua
các mặt đối lập đã cho thấy sự am hiểu sâu sắc của tác giả về bản chất của con
người và quy luật vận động tất yếu của xã hội đặt trên sự vận động bản năng trong
vô thức của từng cá thể. Nam Cao vĩ đại là nhờ ông đã biết khai thác tối ưu những
phạm trù cơ bản trong cõi vô thức của con người. Chí Phèo vĩ đại là nhờ cho dù
bản thân bị hủy hoại bởi hai bản năng gốc xâm hại và tính dục từ người khác
nhưng anh ta đã biết đứng lên bằng cả hai bản năng đó và sâu xa hơn nữa là
bằng sự tinh túy từ cốt cách của mọi bản năng: bản năng hướng thiện. Đấy là điểm
luôn gặp gỡ trong cách nhìn nhận về con người của bất kì cây bút trác tuyệt nào
của nhân loại.
Nam Cao có đọc Phrớt không, có biết những luận điểm kia của Phân tâm
học trước khi sáng tác Chí Phèo hay không? Điều đó không quan trọng. Nhưng
không thể phủ nhận lí thuyết Phrớt trong tác phẩm của Nam Cao, đặc biệt là
Chí Phèo. Có lẽ bằng trực cảm thiên tài của một cây bút hiện đại, Nam Cao đã
đi ngay vào quỹ đạo của lối viết đặc trưng của chủ nghĩa hiện đại, lối viết thiên
về khai thác thế giới vô thức của con người.
Giêm-xơ Gioi-xơ (James Joyce) là bậc thầy văn chương của nhân loại và Uy-
lít-xơ {Ulysses, 1922) của ông xứng đáng với vị trí là cuốn tiểu thuyết sô' một của
238