Page 244 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 244
nhân dân, trở về thuỷ chung gắn bó với quần chúng lầm than: "Điền cứ đứng trong
lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời...".
Để từ bỏ con đường nghệ thuật thoát li và cuộc sống ích kỉ, trỏ về gắn bó với
những con người nghèo khổ, Điền trong Trăng sáng đã phải trải qua những cuộc
đấu tranh vật lộn càng thẳng, những giày vò, giằng xé đau đớn. Nam Cao, với ý
thức của một cây bút luôn "biết đào sâu, biết tìm tòi", với cái nhìn hiện thực có
chiều sâu đã không chịu dừng lại ở đó. Đến Đời thừa, ông không đặt lại vấn đề lựa
chọn giữa con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa và lãng mạn chủ nghĩa nữa,
mà tiếp tục quan sát, đặt nhân vật của mình trước nỗi lo sinh kế cực nhục hằng
ngày, trước thử thách tàn nhẫn của gánh nặng áo cơm. Truyện đi sâu vào tấn bi
kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của người trí thức nghèo trong xã hội cũ - những
con người luôn khao khát cuộc sống có ý nghĩa, ôm ấp một "hoài bão lớn" về sự
nghiệp, nhưng lại bị chuyện áo cơm ghì sát đất, phải sống cuộc sống vô nghĩa, vô
ích, một "đời thừa".
3. Đời thừa đã tập trung xoáy sâu vào tấn bi kịch tinh thần của người trí thức
nghèo trong xã hội cũ, qua đó, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa khái quát sâu sắc,
vượt khỏi phạm vi của đề tài.
Bi kịch tinh thần ỏ đây được hiểu là tình trạng con người có hoài bão, có lí
tưỏng chân chính nhưng lại bị hoàn cảnh trói buộc không sao thực hiện được điều
đó. Nhân vật tự ý thức được tình trạng của mình, cố tìm lối thoát nhưng không tìm
được, sống triền miên trong những dằn vặt, dày vò đau đớn về tinh thần.
Bi kich tinh thần của Hộ trong Đời thừa được tập trung thể hiện ỏ những
phương diện sau;
a) Trước hết, đó là bi kịch của người trí thức có ý thức sâu sắc về sự tồn tại có
ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời, muốn tự khẳng định mình trong cuộc đời bằng
một sự nghiệp có ích cho xã hội, cũng tức là muốn "nâng cao giá trị đời sống của
mình", nhưng bị cái xã hội ngột ngạt bóp chết mọi khát khao, mơ ước, bị gánh
nặng áo cơm đẩy vào tình trạng phải sống một cuộc sống vô ích, phải "chết mòn",
phải sống kiếp "đời thừa".
Hộ trong Đời thừa, cũng như nhiều nhân vật trí thức khác của Nam Cao, khi
bước vào đời thường ôm ấp "một hoài bão lớn" về sự nghiệp văn chương. Hộ sẵn
sàng hiến cả đời mình cho nghề văn. Coi văn chương là lẽ sống, là lí tưởng của
cuộc đời mình, và vì lí tưởng đó, Hộ có thể hi sinh tất cả: "Đói rét không có nghĩa lí
gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão
lớn [...]. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Đối
với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không còn điều gì đáng quan
tâm nữa". Hộ khao khát vinh quang: "Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ
làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời". Không nên coi đó là biểu hiện
của thói hám danh phàm tực. Xét đến cùng, đó là khát vọng của một cái tôi chính
243