Page 248 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 248

HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA

                                                        VŨ TRỌNG PHỤNG

       I. KIẾN THỨC BỔ TRỢ
       1, Tác giả: Vũ Trọng Phụng (1912-1939) xuất thân trong một gia đĩnh  nghèo
   gia  truyền  (chữ dùng  của  Ngô  Tất Tố),  nghèo  kế thế  (chữ dùng  của  Lan  Khai).
   Quê gốc ỏ làng Hảo (Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, ông cụ thân
   sinh của Vũ Trọng Phụng nhập cư vào Hà Nội khoảng đầu thế kỉ XX, làm thợ điện
   cho một xưởng chê tạo toa xe và sớm qua đời vì bệnh lao khi nhà văn mới 7 tháng
   tuổi.
       Vũ Trọng  Phụng may mắn có được một người mẹ hiền hậu, tần lảo lo cho ăn
   học nhưng  ông  cũng  chỉ qua  bậc tiểu  học rồi  phải  đi  làm để kiếm sống.  Vào đòi
   đúng vào thời  điểm xã  hội Việt  Nam đang  bị cuốn vào cơn  khủng  hoảng  kinh tế,
   Vũ Trọng  Phụng  liên tục bị  mất việc, ông đành  phải chọn  nghề viết báo, viết văn
   chuyên  nghiệp  làm  kế mưu  sinh.  Cuộc sống  khốn  quẫn,  công việc cực  nhọc, Vũ
   Trọng  Phụng  mắc bệnh lao mà  không có điều  kiện chạy chữa,  ông qua đời  năm
   1939 tại Hà Nội khi còn một tuần nữa mới đầy 27 tuổi.
       Suốt tuổi thơ ấu và trưởng thành, Vũ Trọng  Phụng gắn bó với đời sống đô thị
   nhiều  lọc lừa  và  cạm  bẫy  nhưng ông là  một con  người  bình dị,  khuôn  phép,  mực
   thước, trọng nghĩa và thủ tín.  ông có ý thức tự học, rất chăm đọc và có một năng
   suất sảng tác phi thường. Trong khoảng gần chục năm cầm bút, Vũ Trọng Phụng
   đã cho ra đời khoảng tám cuốn tiểu thuyết {Giông tố, số đỏ,  Vỡ đê, Dứt tình,  Trúng
   số độc đắc...) đưa ông lên vị trí nhà tiểu thuyết bậc thầy:  bảy vỏ kịch (Không một
    tiếng vang,  Tết cụ CỐ...Ỵ, năm phóng sự dài (Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây,  Cơm
    thầy cơm cô...) khiến ông được tấn phong là ông vua phóng sự đất Bắc. Ngoài ra,
   Vũ Trọng Phụng còn là tác giả rủa dàm v.hục truyện ngắn, dịch một số vở kịch và
    tiểu luận khá dài cùng hàng trăm bài phê bình, tiểu luận, bài báo và xã luận
        Vũ Trọng Phụng là nhà văn sớm thể hiện nét sắc sảo của một cây bút mang
    tri  giác  hiện  đại  nhưng  đồng  thời  về  sự nghiệp  sáng tác cũng  như thế giới  quan
    cũng bộc lộ những nét phức tạp, đôi khi mâu thuẫn, gây ngộ nhận và tranh cãi qua
    một thời gian khá dài trong nhiều thế hệ người đọc. Từ 1986 cho đến nay, địa vị và
    uy tín văn  học của Vũ Trọng  Phụng  được đề cao trỏ lại,  ông được xếp vào  hàng
    ngũ  những  cây  bút xuất sắc nhất của trào lưu  hiện thực trong văn  học Việt  Nam
    nửa đầu thê kỉ XX.
         Sô' đỏ được coi là  kiệt tác của Vũ Trọng  Phụng và cũng  là  kiệt tác của văn
    xuôi Việt Nam trước 1945, xuất bản dưới dạng đăng nhiều kì trên Hà Nội báo,  bắt
    đầu từ số 40, từ ngày 7 tháng 10/1936, in thành sách vào năm 1938.


                                                                           247
   243   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253