Page 243 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 243
E)ỜITHỪA
Nam Cao
Đòi thừa là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao, được đăng trên tuần báo
Tiêu thuyêt thứ bảy sô 490, ngày 4 - 12 - 1943. Truyện tập trung miêu tả tấn bi
kich tinh thân đau đớn, dai dăng của văn sĩ Hộ, một con người khao khát xây
dựng cho mình một sự nghiệp tinh thần cao quý, nhưng chỉ vì gánh nặng áo
cơm mà rơi vào tình trạng phải sống cuộc sống vô nghĩa, vô ích, một "đời thừa".
Và khi đã bị xô đẩy vào tình trạng phải sống kiếp "đời thừa", trong tâm trạng khổ
đau, bê tắc, con người vốn có tám lòng nhân hậu, coi tình thương là trên hết ấy
đà nhiều lần có thái độ phũ phàng, thô bạo với vợ con, vi phạm vào lẽ sống tình
thương cao đẹp của mình.
Đời thừa phê phán gay gắt cái xã hội ngột ngạt đâ bóp chết mọi hoài bão, mơ
ước, làm mòn mỏi đời sống tâm hồn, đẩy con người vào tình trạng "chết mòn", chết
khi đang sống; đồng thời cũng thể hiện cuộc đâu tranh tư tưỏng âm thầm mà
quyết liệt của người trí thức, mặc dù sống trong đau đớn và bế tắc vẫn cố vươn lên
giữ vững lẽ sống lớn, lẽ sống nhân đạo. Mặt khác, trong Đời thừa, qua những dòng
suy nghĩ của văn sĩ Hộ, Nam Cao đã phát biểu nhiều ý kiến tiến bộ, sâu sắc về
quan điểm nghệ thuật của mình.
1. Đời thừa là truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu cho mảng sáng tác viết về đề tài
người trí thức nghèo của Nam Cao. Cùng vối những truyện ngắn khác như Trăng
sáng, Những truyện không muốn viết, Mua nhà, Nưởc mắt và tiểu thuyết sống
mòn, truyện ngắn Đời thừa đã góp phần khái quát cao độ tình trạng "chết mòn",
miêu tả chân thực, sâu sắc tình cảnh và thân phận của ngư<^' trí thức nghèo trong
xã hội cũ.
2. Về một phương diện nào đó, có thể xem Đời thừa (1943) như là sự tiếp nối
truyện ngắn Trảng sáng (1942), tiếp tục đào sâu vào tấn bi kịch tinh thần của
người trí thức nghèo trong xã hội cũ, đồng thời thể hiện những quan điểm nghệ
thuật tiến bộ, sâu sắc, bổ sung vào hệ thống quan điểm nghệ thuật của nhà văn.
Trong Trăng sàng, Nam Cao đã đặt ra vấn đề lựa chọn của người nghệ sĩ giữa
nghệ thuật hiện thực và nghệ thuật lãng mạn thoát li. Văn sĩ Điền - nhân vật chính
của thiên truyện - từ sự cảm thông sâu sắc với nỗi khổ của nhân dân lao động, từ
lập trường nhân đạo, đã vạch trần sự "lừa dối" của thứ nghệ thuật chỉ chạy theo cái
đẹp bề ngoài, thi vị hoá cái khổ: "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối,
không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra
từ những kiếp lầm than". Nhà văn chân chính không thể trốn tránh sự thực, cái "sự
thực tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy", ấy là tình trạng cùng cực của hàng triệu nhân
dân lao động lầm than. Trăng sáng là lời tâm niệm chân thành của nhà văn trí thức
tiểu tư sản nguyện từ bỏ cuộc sống ích kỉ, từ bỏ thứ nghệ thuật xa rời đời sống của
242