Page 246 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 246
trên đôi vai mình", bản chất vốn là một con người giàu tình thương đã hi sinh tất cả
vì tình thương và trách nhiệm đôi với vợ con, vậy mà đã hơn một lần Hộ trút lên
đầu vợ con nỗi uất ức khôn nguôi của mình, đối xử thô bạo với vợ con như một kẻ
vũ phu, để rồi khi tỉnh rượu lại hối hận, tự giày vò, xỉ vả hành động của mình. Cứ
như thế, trong con người Hộ bị giằng xé, chồng chất mâu thuẫn giữa lí tưỏng nghệ
thuật chân chính với tình trạng buộc phải viết dễ dãi, cẩu thả để kiếm tiền, giữa lẽ
sống tình thương cao đẹp với những hành động thô bạo, đẩy anh vào bi kịch tinh
thần không lối thoát. Phát hiện và phân tích sâu sắc tấn bi kịch tinh thần đau đớn
của người trí thức nghèo trong xã hội cũ, Nam Cao tố cáo gay gắt cái xã hội đã
đày đoạ con người trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ, làm chết mòn đời
sống tinh thần và lẽ sống cao đẹp của con người. Mặt khác, khi miêu tả con người
bị đẩy vào tình trạng có nhũmg hành động tàn nhẫn, Nam Cao vẫn dứt khoát
không chấp nhận cái ác, kiên định giữ vững nguyên tắc tình thương của mình.
Điều đáng quý là, mặc dù sống trong đau đớn và bế tắc, có lúc mong muốn được
giải thoát để lo sự nghiệp cho riêng mình, nhưng Hộ không chấp nhận sự tàn
nhẫn, và cũng không thể vút bỏ tình thương. Nếu vứt bỏ tình thương đồng loại thì
không còn được gọi là con người nữa. "Hắn có thể hi sinh tình yêu, thứ tình yêu vị
kỉ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm
thường, nhưng hắn vẫn còn được là ngưòi; hắn là người chứ không phải là một thứ
quái vật bị sai khiến bỏi lòng tự ái". Cuối thiên truyện, khi tỉnh rượu, nhớ lại hành vi
phũ phàng của mình đối với vợ, Hộ hết sức hối hận và đã khóc nức nở, "nước mắt
hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh". Lời nói nghẹn ngào
đẫm trong nước mắt của Hộ là lời tự xỉ vẳ đau đớn: "Anh... anh... chỉ là... một
thằng... khốn nạn!...". Trong sáng tác của mình, Nam Cao đã hơn một lần ca ngợi
nước mắt, coi nước mắt là biểu tượng của tình thương, là "giọt châu của loài người",
là "miếng kính biến hình vũ trụ,... Nước mắt, trong nhiều trường hợp, có ý nghĩa
thanh lọc tâm hồn, nâng đỡ nhân cách nhân vật của Nam Cao, giữ họ không
buông xuôi theo lối sống ích kỉ, không rơi vào vực thẳm sa ngă, mà trái lại vẫn cố
vươn lên để giữ vững lẽ sống tình thương. Đời thừa cùng với những truyện khác
của Nam Cao không những phản ánh chân thực tình cảnh và số phận đầy khổ
đau, bế tắc của người trí thức trong xà hội cũ mà còn khẳng định sự chiến thắng
của lí tưởng nhân đạo. Thông qua số phận có tính chất bi kịch của những Điền,
những Hộ, những Thứ, Nam Cao đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn thuở: Sô' phận
của nghệ thuật chân chính và lí tưởng nhân đạo cao cả trước thử thách nghiệt ngã
của gánh nặng áo cơm, trong một xã hội ngột ngạt, bế tắc. cả lí tưởng nhân văn
cao đẹp, cả lí tưởng nghệ thuật chân chính đều có nguy cơ chết mòn trước sự tấn
công dai dẳng, quyết liệt của cái nghèo, cái đói. Với ý nghĩa đó, Đời thùa là tiếng
kêu khẩn thiết, vượt ra khỏi thời đại của Nam Cao, đòi hỏi xã hội phải tạo những
điều kiện thuận lợi để cho lí tưởng nhân văn và nghệ thuật chân chính có thể tồn
tại và phát triển trên mảnh đất này.
245