Page 234 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 234
lượng của con người tafớc những cảnh ngộ thương tâm của những đứa bé bơ vơ bị
chối bỏ. Quả thật không ít người từ tâm đã nghe theo luật nhân quả ấy, bị cám dỗ
bỏi cái kết hạnh phúc bất ngờ đó nên đã vui lòng nhận làm người bảo trợ cho
những hoàn cảnh đáng thương kia.
Nhưng đấy là truyện cổ tích và đấy cũng là sự tính toán của phó Giáo chủ nhà
thờ Prollo khi quyết định nhận nuôi thằng gù. Nhưng kết cục của thằng gù lẫn Chí
Phèo đều không thể giống như truyện cổ. Qua bao gian nan. đã sống chân thành,
sau khi thức tỉnh nhưng thằng gù và Chí Phèo đều phải chấp nhận một cái chết
thương tâm: tự nguyện chết. Chết cho tình yêu được thiên thu vĩnh hằng (Ca-di-
mô-đô). Chết cho lương tri con người sẽ luôn toả rạng (Chí Phèo), cả hai đều bắt
đầu bằng những giọt nước mắt.
Chí Phèo được đánh thức khỏi những cơn say bất tận của mình chưa phải
bằng bát cháo hành như bao nhận định bấy lâu mà trước tiên được đánh thức bởi
bản năng giống đực mà như đã nói chủ yếu là bản năng tính dục. Tiếp đó còn là
bản năng nữa là bản năng bẩy đàn, khao khát đưỢc quáý vồ Vối những nguyên tắc
bầy đàn. Chí hi vọng Thị Nở "sẽ mở cánh cCte" cho Chk Cht cần thị chấp nhận thì
cộng đồng cũng sẽ chấp nhận Chí. , ,
Nhưng vật cản xuất hiện. Bà cô Thị Nà ngăn cản cháu mình vì sự đố kị, bởi bà
ta chưa được thoả mãn dục tính litíđô như mọi phụ nữ bình thường khác: "Cũng có
lúc bà tủi cho thân bà. Bà nghĩ đến cái đời dài dằng dặc của bà, không có chồng.
Bà thấy chua xót lắm. Bà uất ức, uất ức với ai không biết." ẩn ức li-bi-đô đó được
ngụy trang bằng một loạt những đạo lí cũ mèm: "Người đàn bà đức hạnh (Nam
Cao mỉa mai bà ta) thấy cháu bà sao mà đĩ thế! Thật đốn mạt (...). Ngoài ba mươi
tuổi... ai lại còn đi lấy chồng (...). Mà có lấy thì lấy ai chứ?... Đàn ông đã chết hết
cả rồi hay sao, mà lại đi đâm đầu lấy một thằng không cha (...). Nhục nhã ơi là
nhục nhã! Hỡi ông cha nhà bà!". Lời lẽ viện dẫn để chửi mắng cô cháu thật thấu
tình đạt lí quá mức. Trong trường hợp ấy Thị Nỏ biết phải làm sao? Nhưng tất cả
mọi lí lẽ, mọi viện dẫn, mọi lập luận đó đều nhằm để che đậy một động cơ thật của
người đàn bà năm mươi tuổi ấy: cũng muốn được chung đụng xác thịt với một
người đàn ông cho dẫu đó có là Chí Phèo.
Bản chất của mọi toan tính, mọi hành động và lập luận của các nhân vật trong
Chí Phèo đều không thoát khỏi những bản năng gốc ấy. Có thể nói, Nam Cao đã
thực hiện được sự đối thoại độc đáo giữa những vấn đề xã hội và những vấn đề
thuộc về bản chất con người, ông đã ý thức rất rõ điều này nên trong văn bản khi
miêu tả ngôn ngữ và hành động nhân vật, nhà văn đã không ít lần sử dụng lối giễu
nhại: "bà tủi-thân cho bà", "bà gào lên như con mẹ dại", "Con người ấy có quyền
nói thế, bỏi con người ấy năm mươi tuổi rồi, nàm mươi tuổi còn ai lấy chồng."
Như thế vì hai người phụ nữ không được thoả mãn dục tính libiđõ, bà Ba và bà
cô Thị Nở, nên một lần Chí bị tống vào tù và lần khác thì Chí bị đoạn tuyệt quyền
làm người, cụ thể ở đây là làm chồng. Như thế nguyên nhân của mọi xung đột, của
233