Page 229 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 229
B. TIẾ P CẬN TÁ C PH ẨM
I- “ Chí Phèo” dưới cái nhìn của Phân tâm học
Phân tâm học kể từ lúc Xít-mơn Phrớt (Sigmund Preud, 1856 - 1939) sáng lập
đến nay đã tác động đến nhiều mặt trong đời sống con người. Nhiều ý kiến cho
rằng với lí thuyết của mình, Phrớt đã "làm thay đổi trật tự của vũ trụ". Bản thân
Phrớt, vốn là người khiêm tốn, lúc sống không hề nhận lời ca ngợi ấy. Nhưng rõ
ràng kể từ sau Phrớt, nhiều quan niệm về cuộc sống cũng như bản chất của con
người bị đảo lộn ghê gớm. Người ta không thể không nhắc tới ông với tư cách là
nhà pháp sư tài ba về thế giới tinh thần của con người. Không ít ý kiến so sánh
những gì Phrớt làm được cho đời sống tinh thần của nhân loại với những gì Các
Mác (Carl Marx) làm được cho đời sống vật chất của con người.
Bởi thế giới tinh thần của con người là vô cùng bí ẩn nên nỗ lực của Phrớt
cũng chì nhằm định hình một số khía cạnh mơ hồ, mong manh nào đó của cội
nguồn tâm lí mà thôi. Vì lẽ đó, lí thuyết của Phrớt sẽ luôn là lí thuyết mở. Chính ông
cũng đã ý thức rõ điều đó trong khi trả lời phỏng vấn của Gioóc-giơ s. Vi-e-rếch
(George s. Viereck): "Phân tâm học đơn giản hóa cuộc đời. Chúng ta đạt được
một sự tổng hợp mới sau khi phân tích. Phân tâm học tái phân loại cái mê cung
của những cảm hứng đi chệch (...). Hoặc nói khác đi, để thay đổi ẩn dụ, nó cung
cấp một sợi chỉ để dẫn con người ra khỏi mê cung đến thế giới vô thức của hắn ta
(...). Phân tâm học, chí ít, khống bao giờ đóng cửa trước một chân lí mới."*^’
Đến nay chẳng còn ai phủ nhận các khám phá của Phrớt và môn đệ của ông
về thế giới vô thức và tiềm thức của con người. Việc vận dụng lí thuyết đó trong
nghiên cứu văn học cũng mang lại những kết quả đáng khích lệ. Nhìn chung, có
những hướng vận dụng Phrớt như sau;
1. Tìm những ẩn ức trong cuộc đời của nhà văn để soi chiếu vào nhân vật
trong tác phẩm. Chẳng hạn như Káp-ka (Katka) rất sợ bố nên trong tác phẩm của
minh, ông luôn xây dựhg một kẻ thống trị quyền uy, có khi là quyền uy tuyệt đối
luôn chà đạp lên những khát vọng chán chính của con người.
2. Tim những hình ảnh trong tác phẩm có tính biểu tượng (chẳng hạn như gợi
người đọc liên tưởng đến dương vật và âm vật) để đề cập đến ẩn ức tính dục
(Phrớt gọi là li-bi-đõ).
3. Tìm nhũrng biểu hiện về bản năng gốc (theo Phrớt chủ yếu là bản năng xâm
hại và bản năng tính dục) trong tác phẩm và lấy đó làm cơ sỏ để giải thích cho
hành động của nhân vật. Chẳng hạn như các nhà nghiên cứu đã phân tích sự do
dự của Hăm-lét khi không giết Clô-đi-út là vì Hăm-lét đặt bản thân mình vào Clô-đi-
út, nếu là ông ta thì chàng cũng sẽ muốn đoạt ngôi (khao khát quyền lực) và lấy
(1) Phê bình — lí luận văn học Anh Mĩ, Lê Huy Bắc su'u tập và giới thiệu, NXB Giáo dục,
2004. tr. ] 17-118.
228