Page 226 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 226
trông thu không rời rạc “từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều” cùng tiếng ếch
nhái “kêu ran ngoài đồng ruộng” như một bản hoà âm thôn dã gợi bao bâng
khuâng trong lòng cô bé ngụ cư. cảnh chiều tàn gieo vào lòng cô gái mới lớn,
không quen cuộc sống tù túng nỗi buồn man mác, gửi vào tiếng thở dài kín đáo:
“Chiều, chiều rồi...”. Nỗi buồn phản quang qua đôi mắt trong trẻo, hồn nhiên giờ
đây bị bóng tối ngập đầy trở nên già nua, suy tư và thấm vào nội tâm: “cái buồn
của buổi chiều quê thấm thìa vào tâm hồn vô tư của chị”.
Liên ngắm cảnh phố huyện vào đêm như thể trong vô thức cô muốn xoá đi cái
tâm trạng buồn xâm chiếm tâm hồn mình lúc hoàng hôn về. Nhưng cảnh những
đứa trẻ lúi húi nhặt nhạnh, bòn mót những gì còn sót lại, vương vãi trên đất lại
khiến chi buồn hơn và "thấy động lòng thương" nhưng "chính chị cũng không có
tiền để mà cho chúng".
Cảnh cư dân kiếm sống ban đêm với những vụn đời lam lũ, tủi cực mới thực
sự tác động mạnh vào tâm hồn đa cảm của cô bé. Trong lặng lẽ, Liên cảm thông
với cảnh ế ẩm của chị Tí, bác Siêu, bác xẩm và ái ngại cho mẩu đời tàn trong cô
độc của bà cụ Thi...
Bị giam cầm vào bóng tối và bị ám ảnh bởi cảnh sống buồn tẻ, lầm lũi, vô vọng
của những người dân nơi phô' huyện, Liên nhớ về cuộc sống tươi đẹp trong quá khứ ở
Hà Nội, như thể một phản kháng hồn nhiên của tuổi thơ.
Nhìn phỏ bác Siêu “thứ quà xa xỉ nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua
được” Liên nhớ thời “mẹ Liên nhiều tiền, được đi chơi Bờ Hồ uống những cốc nước
lạnh xanh đỏ”. Hoài niệm đánh thức trong Liên những ngậm ngùi tiếc nuối; Khi Hà
Nội thi “nhiều đèn quá” còn hiện tại hai chị em phải chung sống với “bóng tối”.
Hoài niệm không chỉ kích thích quá khứ sống dậy mà còn nhen nhóm bao khát
vọng âm thầm về ngày mai, dẫu chỉ là một ngày mai mơ hồ. Đó là lí do vì sao, dù
buồn ngủ đến díp cả mắt nhưng hai đứa trẻ vẫn cố thức để đợi ngắm con tầu qua.
Chị em Liên cố thức để đợi chuyến tầu không phải để bán hàng theo lời mẹ
dặn mà để kiếm một khoảnh khắc vui dù là vui ghé, vui lây trong hiện tại mòn mỏi,
vô nghĩa.
Khi con tàu rầm rộ đi tới Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua. Dù
chỉ trong chốc lát nhưng hình ảnh "các toa đèn sáng tnửig, chiếu ánh cả xuống
đường. Liên thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những
người, đổng và kền lấp lành, và các cửa kính sáng" thì đọng lại mãi.
Đứng lặng ngắm con tàu qua, Liên không trả lời câu hỏi của em, trong tâm
hồn cô, cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống “Liên lặng theo mơ tưỏng. Hà Nội xa
xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”... có thể trong phút ấy, khát vọng đổi
đời đã được đánh thức: “tầu đã đem một chút thê giới khác đi qua. Một thế giới
khác hẳn đối với Liên, khác hẳn với vầng sáng ngọn đèn chi Tí và ánh lửa của bác
Siêu”. Chữ “khác” điệp ba lần để diễn tả niềm khao khát âm thầm mà mãnh liệt.
225