Page 223 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 223
cầu được sống sâu sắc và nhân ái hơn. Thạch Lam tin và coi ngẫu nhiên như một
món quà ý nhị của cuộc sống nên ông chỉ muốn làm một người cầm bút đóng cái
vai trò khiêm nhường là gợi ý và gợi mỏ một cách tế nhị cái thể giới bao la và sâu
thẳm ở xung quanh ta và ngay chính trong tâm hồn mỗi con người chúng ta. Cái
thế giới ấy, thực ra, vẫn đang vận động một cách bí mật, lặng lẽ và có thể một
ngày nào đó bỗng rực sáng khi ta chợt nhận ra nó cùng lúc ta chợt nhận ra ý nghĩa
làm người. Cái tư cách khiêm nhường, chỉ muốn làm một người gợi ý tế nhị và nhẹ
nhàng ấy ở Thạch Lam khiến nhiều thế hệ độc giả mặc nhiên coi ông như một nhà
thơ trong văn xuôi.
3. Văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng có mấy yếu tố cơ bản là: - Tinh
huống nghệ thuật, tinh tiết, cốt tniyện, nhân vật, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu
và ngôn ngữ.
Mọi sự biến đổi về thi pháp chủ yếu nằm trong mấy nét cơ bản đó. Các nhà
văn cùng thời với Thạch Lam chịu nhiều ảnh hưởng về cấu trúc tác phẩm của văn
xuôi Tây phương thế kỉ XIX nên coi trọng tất cả các yếu tố cơ bản; tình huống, cốt
truyện, nhân vật và tình tiết. Thạch Lam là một trong số không nhiều những cây
bút văn xuôi thời bấy giờ vừa tiếp thu vừa khước từ (mà thực chất là muốn vượt
qua) xu hướng này để bắt nhịp với những biến động đương thời trong kĩ thuật tự sự
Tây âu thế kỉ XX. Có thể thấy khá rõ các biểu hiện của nỗ lực đó qua việc nhà văn
xoá mờ yếu tô cốt truyện còn các yếu tố khác như nhân vật, tình tiết thì dường như
đều có một sự giảm nhẹ một cách tối đa, đặc biệt là ỏ việc miêu tả diện mạo và
hành động. Như vậy, có thể, ông đã sớm lắng nghe những cách tân hiện đại hoá
của văn xuôi Tây phương thế kỉ XX bằng xu hướng đi vào thế giới bên trong, thế
giới của tiềm thức để phát hiện những bí mật cùng bao vẻ đẹp của phẩm giá con
người.
3.1. Sáng tác của Thạch Lam, do đó, đúng như nhiều người nhận xét, không
thu hút người đọc bằng sự vận động đầy căng thẳng và bất ngờ của cốt truyện mà
bằng những chi tiết giàu tính tạo hình và giàu sức gợi do nhà văn có một sỏ trường
đặc biệt trong quan sát và lắng nghe những vận động âm thầm của tạo vật và hồn
người trong không gian và thời gian.
Điều mà chúng tôi quan tâm ở đây là mô hình truyện ngắn của Thạch Lam thực
chất thuộc kiểu tự sự truyền thống (của văn xuôi phương Tây thuộc thê kỉ XIX) hay
kiểu tự sự hiện đại (của văn xuôi phương Tây thuộc thế kỉ XX)? Tác phẩm được đưa
ra khảo sát là truyện ngắn quen thuộc với thế hệ độc giả trẻ tuổi đang ngồi trên ghế
nhà trường: truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Nếu quan tâm về tuổi thơ của tác giả, ta có thể hiểu phố huyện được miêu tả
trong truyện có cơ sở thực tế là phố huyện cẩm Giàng - Hải Dương nơi có ga xép,
tàu hoả từ Hà Nội về Hải Phòng thường dừng lại chốc lát. Mẹ Thạch Lam, bà Lê Thị
Sâm, mua được một khoảnh đất nhỏ giữa phố huyện, sau nhà có đường tàu hoả.
Tác giả lúc bấy giờ mới 8 tuổi (trong hình ảnh bé An) thường cùng chị (Nguyễn Thị
222